Biển Đông nơi đang dậy sóng với sự tranh chấp của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Đúng rằng theo lịch sử th́ không phải của TQ, nhưng nay chân lư sẽ thuộc kẻ mạnh. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Sau phán quyết của PCA, Mỹ sẽ hành động ǵ? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của truyền thông quốc tế.
Theo nhận định của hai chuyên gia Aaron Picozzi và Lincoln Davidson của trang tin National Interest, những hoạt động quân sự ở Biển Đông đang ngày càng mở rộng, làm gia tăng nguy cơ xung đột ở vùng biển này.
Hiện nay, Hải quân Mỹ là lực lượng đi đầu trong việc phản ứng lại các hoạt động quân sự ở Biển Đông, song tác giả bài viết tin rằng các hoạt động hợp tác tuần tra bảo vệ bờ biển có thể góp phần làm giảm nguy cơ xung đột, trong khi vẫn đảm bảo với các đối tác của Mỹ ở khu vực này theo cam kết của Washington.
Mỹ dự định sẽ tập trận trên Biển Đông với Philippines trong thời gian tới
Trong những năm qua, khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động nạo vét, bồi lấp trái phép với quy mô chưa từng có. Đặc biệt, Trung Quốc cũng cho triển khai hệ thống tên lửa, máy bay quân sự tại vùng biển này. Đáp lại những động thái khiêu khích đó, Mỹ và Ấn Độ đang xem xét tiến hành tuần tra chung tại Biển Đông. Chuyên gia Mỹ cũng đưa ra gợi ư “Việt Nam và Philippines cũng nên xem xét hợp tác tương tự”.
Chỉ mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp cũng kêu gọi các nước châu Âu cần nỗ lực hành động, hiện diện trong khu vực để duy tŕ tự do hàng hải.
Chuyên gia của National Interest nhấn mạnh, ỹ đă thể hiện vai tṛ tích cực hoạt động ở Biển Đông , để cao việc thực thi các hoạt động tự do hàng hải, gần những ḥn đảo do Trung Quốc kiểm soát vào tháng 10/2015, tháng 1/2016 và tháng 5/2016.
Tháng 4 vừa qua, Không quân Mỹ đă bố trí 4 máy bay quân sự A-10 Warthog tại Philippines, như gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng Washington sẵn sàng đương đầu với xung đột quân sự ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện của máy bay và tàu chiến nhằm trấn an các đối tác trong khu vực rằng Washington vẫn cam kết đảm bảo an ninh cho những nước này và sẵn sàng phản ứng nếu quân đội Trung Quốc có dấu hiệu leo thang căng thẳng.
Sở dĩ Trung Quốc luôn muốn khẳng định chủ quyền với lănh thổ Biển Đông bởi vùng biển này cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế khu vực. Với khoảng 5 ngh́n tỷ USD giá trị thương mại quốc tế đi qua khu vực này mỗi năm, Biển Đông ước tính có khoảng 11 tỷ thủng dầu, 190 ngh́n tỷ khối khí đốt tự nhiên...
Vậy nên khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp đất đá trái phép làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông khiến t́nh h́nh an ninh khu vực này nóng hơn bao giờ hết.
Việc Mỹ tiếp tục chiến thuật “tŕnh diễn” sức mạnh tại Biển Đông sẽ là một lối sách tốt của Washington lúc này. Bởi nếu Mỹ triển khai quân sự mạnh mẽ trong vùng biển có tranh chấp sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận những tuyên bố lănh thổ của các nước trong khu vực Biển Đông.
Do đó, đây là điều chính phủ Mỹ chưa muốn làm. Và dù quan hệ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ có căng thẳng th́ hai lực lượng này vẫn tuân thủ một bộ qui định rất rơ ràng mà hải quân các nước đang dùng để xử lư các vụ chạm trán trên biển.
Phương Anh