Một số loại thực phẩm này thường được chúng ta sử dụng hàng ngày,nhưng nó lại có nguy cơ chứa chất độc gây hại vô cùng cho cơ thể.Vì vậy,mỗi chúng ta cần biết để lựa chọn và tránh xa những loại thực phẩm này.Cùng vietbf.com khám phá thêm!
1. Gừng bị thối, nhũn
Chúng ta đều biết, gừng là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên khi gừng bị thối, nhũn thì sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Một loại độc tố có tên gọi safrole sẽ được sản sinh khi gừng bị thối. Đây là loại độc tố mạnh. Khi đưa vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan.
Đặc biệt, chỉ nên dùng gừng vào buổi sáng hoặc trưa sẽ rất tốt, nếu dùng gừng buổi tối rất dễ sản sinh độc tố gây hại cho cơ thể.
2. Thịt lợn gạo
Thịt lợn là loại thực phẩm vô cùng phổ biến và quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên khi chọn lựa thịt lợn thì mọi người cần nên hết sức cẩn thận.
Thịt lợn gạo do lợn bị nhiễm sán. Những ấu trùng này có hình bầu dục, màu trắng đục và chứa dịch bị nhiễm sán. Thịt lợn gạo không có lợi chút nào đối với cơ thể vì có thể gây ra bệnh sán xơ mít. Triệu chứng khi mắc phải sán xơ mít thường không rõ ràng như đau bụng, rối loại tiêu hóa, cơ thể sút cân, thiếu máu, tắc đường ruột, suy nhược cơ thể.
Khi không được phát hiện kịp thời, sán xơ mít có thể xâm nhập lên não gây ra động kinh, mù mắt, thậm chí tử vong.
3. Ba ba, cua, lươn chết
Ba ba, cua và lươn đều là những thực phẩm giàu đạm, acid amin và chất histidine. Sau khi chúng chết, những chất này nhanh chóng phân hủy thành chất khác như histamine, một loại chất cực độc với cơ thể. Chất độc này tồn tại ngay cả nhiệt độ cao và có thể gây ngộ độc cho người dùng. Người ăn phải chúng có thể bị đau bụng, nôn mửa, trường hợp ngộ độc nghiêm trọng có thể tử vong
Tốt nhất nên chọn những loại hải sản tươi sống, tránh ăn ở các hàng quán không đảm bảo chất lượng.
4. Khoai tây mọc mầm
Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường. Đường sẽ chuyển hóa thành các loại alcaloit gọi là solanine và chaconine - alpha. Chất này sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây nên tình trạng đau bụng, nôn mửa, nặng hơn là gây mê sảng, giãn đồng tử và suy hô hấp.
Mặc dù đã loại bỏ mầm khi chế biến nhưng độc tố vẫn còn ở phần còn lại có thể gây ngộ độc nhẹ như trúng gió.
Tốt nhất bạn không nên sử dụng khoai tây đã mọc mầm.