Các chuyên gia IISS cho biết tên lửa hành trình KCT 15 do Việt Nam tạo ra có thế sánh ngang với tên lửa 3M24 Uran của Nga, thậm chí có tầm bắn gấp đôi.
IISS là Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết, Việt Nam được tin đang thực hiện một chương trình sản xuất phiên bản nội địa thiết kế tên lửa hành trình 3M24 Uran (NATO định danh là SS-N-25 Switchablade) của Nga.
Các chuyên gia cho rằng những chương trình như thế này sẽ giúp việc thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo vũ khí nội địa. Điều đó sẽ giúp cho việc đơn giản hóa các dịch vụ hỗ trợ cho việc sử dụng tên lửa 3M24 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Các tác giả bài phân tích là Douglas Barrie và Tom Waldwyn thuộc IISS cho rằng, như thế Việt Nam sẽ là nước thứ hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt tay vào việc sản xuất nội địa tên lửa dựa trên 3M24 Uran của Nga. Trước đó Triều Tiên đã sản xuất một loại tên lửa tương tự như tên lửa chống hạm tầm trung 3M24 Uran của Nga.
Tuy nhiên, theo bài phân tích trên, không giống với Bình Nhưỡng, chính quyền Hà Nội đã có những bước tiến hơn trong việc thực hiện chương trình sản xuất biến thể tên lửa nội địa của 3M24 Uran. Cụ thể như biến thể tên lửa Việt Nam được biết đến là KCT 15 chính là kết quả của việc chuyển giao công nghệ từ Nga.
Mặc dù tên lửa hành trình KCT 15 có phải là sản phẩm đã đạt được khả năng đi vào sản xuất hoàn thiện hoặc đã được cấp phép để lắp ráp đến khâu cuối cùng hay là sản phẩm vẫn còn ở giai đoạn trung gian hay chưa vẫn còn chưa rõ. Nhưng có thể nói, Việt Nam và Nga đã bắt đầu thảo luận việc sản xuất nội địa tên lửa 3M24 của Zvezda-Strela thuộc Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga từ những năm 2011-2012.
Việc mua các tên lửa chống hạm 3M24 từ Nga ban đầu nhằm mục đích nâng cao năng lực tác chiến chống tàu nổi của Hải quân Việt Nam. Trong bối cảnh căng thẳng trên vùng lãnh hải hiện nay đang thúc đẩy các chương trình mua lại vũ khí hải quân của Việt Nam. Sản xuất phiên bản nội địa Việt Nam đối với loại tên lửa 3M24 sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp nội địa và đơn giản hóa các hoạt động dịch vụ. Từ đó kéo theo giá thành của tên lửa cũng sẽ được giảm xuống.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, với Triều Tiên thì việc mua lại công nghệ để hỗ trợ chương trình tên lửa nội địa KN-01 vẫn còn chưa có nhiều thông tin chắc chắn. Trong khi đó tên lửa KCT 15 của Việt Nam đã trình diện công khai lần đầu tiên vào cuối năm 2015 trong một đợt triển lãm công nghệ quốc phòng. Biến thể này cũng được trưng bày với cả loại radar trinh sát phòng không. KCT 15 được giới thiệu bên cạnh ống phóng kép dùng cho các tàu chiến nổi.
Hải quân Việt Nam đang vận hành các tên lửa 3M24 với mục đích chống tàu cho các tàu chiến lớp Gepard và còn trang bị cho 6 tàu tên lửa cao tốc 12418 Molniya cũng như cho 1 tàu hộ tống BPS-500.
Ngoài phiên bản chống tàu, 3M24 còn có phiên bản phóng từ trên không khi gắn liền với loại radar dẫn đường chủ động, được sử dụng ở nhiều quốc gia như Nga, Ấn Độ, Algeria. Phiên bản này có tên gọi là Kh-35 (AS-20 Kayak) được tích hợp vào các trực thăng và máy bay chiến đấu cánh cố định để đảm nhận nhiệm vụ tấn công trên biển.
Như ở trên có đề cập, KCT 15 trưng bày gắn liền với radar, các chuyên gia phân tích cho rằng, rất có thể Việt Nam còn có cả phiên bản nội địa KCT 15 phóng từ trên không. Trong khi 3M24 bắt đầu sản xuất từ đầu những năm 1980 có tầm xa 130 km thì KCT 15 được cho là có tầm hoạt động gấp đôi như vậy.
Không những thế, bài phân tích trên IISS còn phỏng đoán rằng, Nga có thể đã cấp giấy phép cho Việt Nam chế tạo cả ba phiên bản của tên lửa 3M24. Ngoài tên lửa chống hạm, tên lửa phóng từ trên không Kh-35, Việt Nam còn có thể được phép chế tạo cả phiên bản phòng thủ bờ biển được tích hợp vào trong hệ thống 3K60 Bal (SSC-6 Sennight).
Đáng chú ý, bài phân tích chỉ ra rằng, tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam chế tạo được trưng bày công khai có nhiều điểm khác với 3M24 như ở giữa cánh trên giữa thân không có lỗ hút gió cho động cơ phản lực của tên lửa. Nếu so sánh với biến thể cải tiến phóng từ trên không của 3M24 là Kh-35U thì cũng có những cải tiến về cách bố trí động cơ, được thay đổi vị trí trong phần phía sau thân được mở rộng. Thiết kế đó giúp cho khả năng mang nhiên liệu lớn hơn và mở rộng tầm xa tối đa của tên lửa. KCT 15 không theo cấu hình này hoặc sẽ theo kiểu thiết kế luồng phụt nhưng hiện vẫn chưa được nhìn thấy rõ trên tên lửa đã trưng bày.
VietBF© Sưu tập