Làm ăn ở Singapore bây giờ không c̣n như xưa. Khách du lịch tới đây mua sắm đă giảm lại dân Sing cũng giảm chi tiêu. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Sức mua của du khách nước ngoài và người dân trong nước giảm mạnh, sự cạnh tranh ngày càng tăng trong khu vực là hai yếu tố khiến hoạt động bán lẻ ở Singapore trở nên ảm đạm.
Sau khi chỉ phục vụ vài khách trong 5 giờ vào một ngày cuối tuần gần đây, Sam Goh nói anh cảm thấy lo ngại về nguy cơ Liv Activ, cửa hàng bán đồ thể thao mà anh quản lư, sẽ nối gót những thương hiệu rời khỏi khu mua sắm nổi tiếng trên đại lộ Orchard của Singapore.
Danh hiệu “thiên đường mua sắm” của Singapore – nơi các nhà đầu tư “rót” 7,25 tỷ USD để phát triển hoạt động bán lẻ trong 5 năm qua – đang lao đao do nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn và mức chi tiêu của khách du lịch giảm. Không gian thương mại tăng 10% trong 5 năm qua, song tỷ lệ không gian trống cũng tăng từ 5% lên 7,3% và các nhà phân tích công nghiệp dự đoán tỷ lệ không gian trống sẽ tiếp tục tăng, Reuters đưa tin.
Một trung tâm mua sắm trên đường Orchard, Singapore. Ảnh: The Star.
Cửa hàng vắng khách, mặt bằng bán lẻ ế ẩm
“Ngay khi bước vào siêu thị này, bạn sẽ thấy t́nh trạng trống trải”, Goh nói. Cửa hàng của thương nhân 44 tuổi trả lại một phần tư mặt bằng vào tháng trước để giảm chi phí.
Dọc theo phố Orchard, người ta thấy các nhân viên thu ngân chơi game trên điện thoại, trong khi những nhân viên bán hàng sáng tạo tṛ “mini-golf” dọc theo hành lang vắng vẻ của một trung tâm mua sắm. 13 trong số 16 gian hàng ở tầng 5 của trung tâm mua sắm ấy không có người thuê.
Mặt bằng thương mại ở những vị trí mà mật độ người qua lại thấp càng vắng hơn. Chẳng hạn, ở một khu vực phía tây Singapore, hơn 2/3 diện tích của một trung tâm mua sắm vẫn trống từ lễ khai trương cách đây gần hai năm.
Sự ảm đạm của hoạt động bán lẻ là những dấu hiệu cho thấy các dự đoán đều không chính xác. Trước đây giới chuyên môn từng dự báo nền kinh tế Singapore sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, tạo điều kiện để duy tŕ mức cầu cao tại thành phố có dân số 5,5 triệu người. Họ cũng đoán mức chi tiêu của du khách thuộc tầng lớp trung lưu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng.
Không chỉ du khách mà ngay cả người dân Singapore cũng giảm chi tiêu do kinh tế khó khăn. Ảnh: The Star.
Đối với Singapore, bức tranh ảm đạm của hoạt động bán lẻ không phải vấn đề nhỏ. Bán buôn, bán lẻ đang “cạnh tranh” với hoạt động sản xuất để trở thành lĩnh vực đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Hoạt động buôn bán cũng sử dụng nhiều người lao động nhất ở đây.
Song đà tăng trưởng yếu của nền kinh tế toàn cầu khiến mức chi tiêu của người Singapore giảm, đặc biệt là những người làm việc trong ngành xuất khẩu – lĩnh vực hứng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Trong khi đó, số tiền mà du khách từ nước ngoài chi giảm 7% trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014.
Kinh tế Trung Quốc và sự cạnh tranh trong khu vực
Chịu ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế u ám và chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận B́nh, tầng lớp người giàu Trung Quốc không c̣n săn lùng những hàng hóa xa xỉ tại Singapore như thời kỳ mà nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ.
Nhiều siêu thị bán hàng xa xỉ cũng mọc lên ở Trung Quốc và thậm chí Bắc Kinh c̣n xây dựng những khu mua sắm miễn thuế ở các điểm du lịch nổi tiếng để kích thích tiêu dùng và thúc đẩy du lịch nội địa.
Hiện tại người dân Indonesia, Thái Lan và Malaysia cũng có thể mua hàng xa xỉ ngay tại quê hương với giá rẻ hơn hàng cùng loại ở Singapore. Giá một túi xách hạng sang của hăng Coach tại Singapore cao gấp đôi sản phẩm cùng loại ở những Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Ở thành phố Bangkok và Jakarta, không gian bán lẻ tăng 20-25% trong 5 năm qua và diện tích mặt bằng trống giảm dần, theo số liệu của hăng bất động sản CBRE.
“Nhiều người giàu Trung Quốc thường tới Singapore để mua hàng xa xỉ. Song xu hướng ấy đă chấm dứt và mức độ cạnh tranh trong khu vực đă tăng. Tôi cảm thấy bi quan cho ngành bán lẻ ở Singapore”, Christine Li, giám đốc nghiên cứu của tập đoàn dịch vụ bất động sản thương mại Cushman & Wakefield, b́nh luận.
Viễn cảnh bấp bênh của ngành bán lẻ chỉ là một trong nhiều thách thức mà lĩnh vực bất động sản Singapore đối mặt. Công ty xây dựng, quỹ đầu tư bất động sản và người cho thuê nhà là những đối tượng tham gia lĩnh vực bất động sản ở Singapore. Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bất động sản đă mất 10-20% giá trị trong 12 tháng qua.
Doanh số hàng dệt may và giày, dép ở Singapore trong tháng 2 và 3 đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều thương hiệu lớn như New Look (Anh) và Celio (Pháp) đều lên kế hoạch đóng cửa các chi nhánh tại Singapore trong năm nay.
Dân Singapore mua hàng ở nước ngoài
Những yếu tố ở ngay bên trong Singapore cũng góp phần đẩy ngành bán lẻ vào cơn bĩ cực. Những biện pháp mà chính phủ thực thi để ưu tiên việc làm cho người Singapore đă làm giảm số lượng người ngoại quốc hưởng lương cao. Mức tăng lương có thể giảm xuống 2,5-3% trong năm 2016, thấp hơn nhiều so với mức tăng b́nh quân 3,6% trong 10 năm qua.
“Chúng tôi không thể chống những xu hướng lớn như vậy”, Stephen Goh, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kinh doanh Phố Orchard, phát biểu. Ông cho rằng chính sách hạn chế dành việc làm cho người nước ngoài, sự tăng giá mạnh của đồng tiền, mức chi tiêu giảm của khách du lịch, xu hướng ra nước ngoài mua hàng (để tiết kiệm tiền) của người Singapore là những xu hướng bất lợi cho ngành bán lẻ.
“Trước đây gia đ́nh tôi thường mua sắm gần như hàng tuần. Hiện tại chúng tôi chỉ mua hai tháng một lần”, Dino Ahmari, một nhà quản lư cửa hàng 50 tuổi, tiết lộ.