Mỹ tiếp tục có mối quan hệ cực tốt với Ấn Độ. Theo dự kiến th́ trong hai ngày 7-8/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chính thức có chuyến thăm Mỹ. Đây sẽ là cơ hội lớn để đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới và là điều không bao giờ Trung Quốc thích thú.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị an ninh hạt nhân tháng 3/2016 (Ảnh: WSJ)
Trong những tuyên bố trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Modi, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đă thể hiện thiện chí ưu tiên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Ấn Độ. Điều này được thể hiện rơ qua việc Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carter đă hai lần tới thăm Ấn Độ, nhấn mạnh rằng ông đánh giá cao sự hợp tác với Ấn Độ và đặc biệt là với người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar.
Ông Ashley Tellis, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, đă gọi chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Modi là “đỉnh cao” của những nỗ lực mà Tổng thống Obama đă cố gắng thực hiện từ khi ông lên nắm quyền, coi New Delhi là một đối tác an ninh tin cậy trong khu vực Thái B́nh Dương - Ấn Độ Dương.
Những điểm nổi bật nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ hiện nay là trao đổi công nghệ, các cuộc tập trận quân sự chung và gần đây nhất là vấn đề an ninh hàng hải trên Biển Đông. Ông Frank Wisner, cựu đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, cho rằng những rào cản trong mối quan hệ giữa hai nước giờ đây không c̣n liên quan nhiều đến chính trị mà bị chi phối bởi nguồn ngân sách dành cho quốc pḥng của New Delhi.
“Đây là một trong những mối quan hệ quốc pḥng phát triển nhanh nhất trên thế giới. Mỹ có nhiều lợi ích khi Ấn Độ được tăng cường vũ trang. Ấn Độ có đủ năng lực và đóng vai tṛ quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng sức mạnh tại châu Á. Duy tŕ một mối quan hệ tốt với Ấn Độ là một phần trong việc giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”, ông Wisner cho biết.
Trung Quốc ngày càng bành trướng
Tại khu vực Thái B́nh Dương, mọi sự tập trung đang dồn về Bắc Kinh. Mỹ lo ngại Trung Quốc trở thành một đối thủ đáng gờm. Về phía Ấn Độ, sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông đe dọa an ninh hàng hải của nước này.
“Về cơ bản, các lợi ích của cả Ấn Độ và Mỹ đều liên quan đến Trung Quốc. Mỹ hiểu rơ Bắc Kinh là một ván bài mà Washington phải cẩn trọng. Ông Obama hay bất ḱ ai là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ đều không thể trốn tránh vấn đề Trung Quốc”, ông Ashley Tellis cho biết.
Trong t́nh h́nh hiện nay, không có ǵ ngạc nhiên khi Mỹ t́m cách tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong việc phát triển công nghệ, trong đó trọng tâm là Sáng kiến Công nghệ Quốc và Thương mại (DTTI), một chương tŕnh hợp tác đặc biệt được phát triển từ năm 2012 giữa Washington và New Delhi.
Hiện Ấn Độ đang t́m kiếm sự hỗ trợ của Mỹ trong hai lĩnh vực chính là công nghệ phát triển động cơ cho máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) do chính Ấn Độ sản xuất và hệ thống phóng máy bay bằng điện tử (EMALS).
Nâng cao quan hệ quốc pḥng, an ninh
Tuy nhiên, cơ hội hợp tác lớn nhất giữa hai nước lại nằm ở một kế hoạch khác. Sau nhiều năm tŕ hoăn, đặc biệt là sau việc hủy chương tŕnh mua máy bay chiến đấu đa chức năng tầm trung (MMRCA), chính phủ của Thủ tướng Modi hy vọng sẽ chọn được một mẫu thiết kế mới để tăng cường sức mạnh cho không quân Ấn Độ.
Cả hai tập đoàn sản xuất vũ khí lớn là Lockheed Martin và Boeing đều tiếp cận Ấn Độ với hai mẫu máy bay lần lượt là F-16V và F/A-18. Nếu New Delhi chọn một mẫu thiết kế máy bay chiến đấu của Washington th́ điều này sẽ làm thay đổi mối quan hệ Ấn - Mỹ.
“Điều này sẽ thay đổi mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ bởi nó là sự hợp tác quốc pḥng lớn nhất từng có đối với Washington. Ban đầu sẽ là hợp đồng mua 90 máy bay và sau đó có thể là 200 chiếc được sản xuất tại Ấn Độ. Con số này là rất lớn”, ông Tellis cho biết.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Modi, các nhà lănh đạo dự kiến sẽ thảo luận về một số vấn đề quốc pḥng. New Delhi ưu tiên sự quan tâm tới các thiết bị liên lạc an ninh cho quân đội và đây có thể là cơ hội để các công ty và tập đoàn của Mỹ xem xét phát triển các thiết bị này.
Trong khi Lầu Năm Góc sẵn sàng mở rộng và tăng cường hợp tác với Ấn Độ th́ một số thành viên trong Quốc hội c̣n bày tỏ mong muốn đưa quan hệ hai nước tiến xa hơn nữa. Hồi tháng 3 vừa qua, nghị sĩ George Holding cùng một số nghị sĩ khác đă đề xuất dự luật về nâng cao mối quan hệ an ninh, quốc pḥng với Ấn Độ, qua đó trao cho New Delhi vị thế tương tự như vị thê của các đồng minh NATO của Mỹ. Đáng chú ư, dự luật này sẽ thay đổi Luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí, cho phép tăng thêm số lượng vũ khí bán cho Ấn Độ.
Điều này đ̣i hỏi Lầu Năm Góc dành nhiều sự quan tâm hơn đến việc tăng cường hợp tác với Ấn Độ, điều chỉnh các chính sách nhằm “khuyến khích xuất khẩu trang thiết bị quốc pḥng” sang Ấn Độ và “khuyến khích trao đổi giữa hai chính phủ và hợp tác thương mại quốc pḥng giữa hai nước”.
Tuy nhiên, việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước không đồng nghĩa với việc hai bên có thể nh́n thấu nhau trong mọi vấn đề. Trong một bức thư gửi tới Thủ tướng Modi hồi tháng 2, một nhóm 32 nghị sĩ Mỹ đă bày tỏ sự quan ngại về vấn đề nhân quyền tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, một số ư kiến cho rằng Ấn Độ không phải là một đồng minh trong hiệp ước và cũng không cử binh sĩ tham gia cùng quân đội Mỹ trong các cuộc chiến gần đây. Mỹ cần Ấn Độ, với những lợi thế về kinh tế và nguồn nhân lực, là một đối trọng với Trung Quốc và Mỹ phải giúp Ấn Độ thu hẹp những khoảng cách về công nghệ quân sự.
Theo ông Tellis, đây mới chỉ là khởi đầu cho sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ, khởi đầu cho sự lột xác về sức mạnh của New Delhi và quá tŕnh này sẽ diễn ra trong khoảng 10-15 năm.
Therealtz © VietBF