Một tuần đă trôi qua kể từ ngày Tổng thống Obama đặt chân lên đất Việt. Đối với ông đây là một chuyến công du không bao giờ phai mờ. Từ cựu thù trở thành bạn, người Việt Nam đă tỏ rơ sự thân thiện với ông trên từng con phố ông đi qua, từng nơi ông đặt chân đến. Chính t́nh cảm đó đă khích lệ tinh thần ông trước chuyến thăm Hiroshima và măi măi sau này...
Vượt qua những đau thương trong quá khứ, với tinh thần hướng tới ḥa b́nh, người dân Việt Nam đă bày tỏ sự thân thiện, yêu mến dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama. Mỗi tuyến đường, tuyến phố và những nơi ông tới đều nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân Việt Nam, từ già đến trẻ.
LATimes dẫn lời một quan chức chính phủ Obama cho hay, sự thân thiện đó giống như một tia sáng, là sự khích lệ lớn đối với ông Obama. Nó thúc đẩy ông Obama có những chính sách đối ngoại táo bạo và chắc chắn hơn ở châu Á. Đồng thời đây cũng là động lực cho chuyến công du của ông tới Nhật Bản.
Ông Obama đi ăn bún chả ở Hà Nội tối ngày 23/5/2016.
Ông Obama đă phải gạt sang những lời chỉ trích về chuyến thăm tới Hiroshima, nơi đă hứng chịu một trong hai quả bom nguyên tử của Mỹ hồi năm 1945. Đó là dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng và kiên quyết của ông trong việc giải quyết các vấn đề lịch sử. Cuối tuần qua (27/5), ông Obama đă đứng trước những người dân Hiroshima để hứa hẹn nước Mỹ sẽ cùng các quốc gia khác nỗ lực ngăn chặn một thảm họa tương tự xảy ra.
Theo LATimes, chuyến công du châu Á lần này của ông không hề dễ dàng cả trước và sau đó. Trong cuộc họp báo chung hôm 27/5, ông Obama đă phải đối mặt với những lời lẽ cứng rắn của Thủ tướng Shinzo Abe về vụ việc một quân nhân Mỹ bị cáo buộc đă sát hại một phụ nữ trẻ ở Okinawa. Công chúng Nhật Bản đă rất phẫn nộ với các vụ việc tương tự liên quan đến quân đội Mỹ.
Ông Obama gặp gỡ một nạn nhân may mắn sống sót trong thảm kịch ở Hiroshima, Nhật Bản hồi năm 1945.
Đáp lại, Tổng thống Obama đă nói lời xin lỗi: “Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành và sâu sắc nhất. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà điều tra, đảm bảo công lư được thực thi dưới hệ thống pháp luật Nhật Bản”.
Không chỉ có những vấn đề quá khứ, ông Obama cũng bị chất vấn về những chính sách đối ngoại hiện tại. Cũng trong cuộc họp báo này, ông Obama đă gần như nổi giận với một câu hỏi về việc liệu ông có lo lắng khi bàn giao cho tổng thống mới chương tŕnh máy bay không người lái mà ông đă mở rộng đáng kể hay không. Câu hỏi ám chỉ việc gần đây ông ra lệnh sử dụng máy bay không người lái để tiêu diệt thủ lĩnh của nhóm khủng bố Taliban ở Afghanistan mà không xin phép.
Ông cho hay sẽ luôn nhớ về thảm kịch Hiroshima khi xem xét các chiến lược quân sự.
Ông nói: "Một trong những điều tôi muốn phản ánh khi ở Hiroshima và khi ở Việt Nam là rằng, chiến tranh sẽ gây đau khổ, và chúng ta phải luôn làm những ǵ có thể để ngăn chặn nó”.
Đối với Hiroshima c̣n nhiều vấn đề nhạy cảm, các trợ lư của ông Obama cho biết, ông đă thực sự phải “vật lộn” về việc nên nói ǵ với tư cách là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới đây kể từ sau năm 1945. Ông đă phải bỏ bài diễn văn đầu tiên và viết lại rất nhiều lần khi chuẩn bị tới Hiroshima.
Và cuối cùng bài phát biểu của ông dù không có lời xin lỗi trực tiếp nhưng vẫn gây được sự xúc động với nhiều người dân Hiroshima. Ông nói: "Chúng ta đă thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh. Giờ chúng ta hăy can đảm cùng nhau truyền bá ḥa b́nh, và theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân".
Sau đó, ông đă gặp hai nạn nhân may mắn sống sót sau thảm kịch. H́nh ảnh của ông an ủi một trong số họ đă trở thành một lời nhắc nhở sâu sắc về những đau thương, những thảm họa có thể xảy ra với vũ khí hạt nhân.
Ông Sunao Tsuboi, với vô số vết sẹo trắng trên khuôn mặt chào đón Tổng thống Mỹ với một nụ cười ấm áp và nói: "Tôi đă chờ đợi ông đến đây rất lâu rồi”.
Therealtz © VietBF