Hôm 27/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trơ chẽn đơn phương đưa ra 4 điểm then chốt về vấn đề Biển Đông. Sắp tới ngày Ṭa trọng tài quốc tế phán quyết về vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc lại tuyên bố không chấp nhận. Sống trong nước phải tuân thủ luật pháp trong nước. Là quốc gia phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Vậy Trung Quốc là hành tinh riêng chắc?
Trung Quốc bồi đắp trái phép thực thể thành đảo nhân tạo, tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh cho rằng vụ kiện của Philippines là sự "khiêu khích chính trị" và Manila không định giải quyết tranh chấp, thay vào đó cố bác bỏ cái gọi là chủ quyền Trung Quốc.
Theo People’s Daily, thứ hai, Trung Quốc muốn Mỹ dừng hoàn toàn việc triển khai máy bay trinh sát gần cái gọi là "không phận" nước này ở Biển Đông. Trong điểm then chốt thứ ba, Trung Quốc cho rằng tranh chấp Biển Đông không phải là việc của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và các thành viên của nhóm.
"Bất cứ âm mưu nào nhằm làm xói ṃn quyền chủ quyền Trung Quốc thông qua cưỡng ép hay các biện pháp khác sẽ thất bại", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong điểm then chốt cuối cùng.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 băi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay c̣n lộ rơ ư đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Ngày 26/5, lănh đạo các nước G7, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italy và Canada, trong hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản, đă ra tuyên bố tái khẳng định tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết "ḥa b́nh" và tôn trọng "tự do đi lại trên biển, trên không". Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cho biết nước này "vô cùng bất măn" với tuyên bố của lănh đạo G7 liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông.
Therealtz © VietBF