Sắp tới tại Nhật Bản sẽ diễn ra Hội nghị 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Theo dự kiến th́ Thủ tướng Nhật Bản sẽ thuyết phục các lănh đạo nhóm này thành lập mặt trận thống nhất đối phó những hành động ngang ngược của TQ ở Biển Đông. Đây sẽ là một đ̣n đánh mạnh tiếp theo khiến Trung Quốc chóng mày chóng mặt.
"Vấn đề là liệu G7 có đạt được sự đồng thuận về việc này hay không và có bao nhiêu nước ASEAN ủng hộ bước đi này của G7" - một quan chức chính phủ Nhật Bản nói với hăng tin Kyodo hôm 14-5.
Tokyo tin rằng Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan trong vài tuần tới sẽ ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lư của Trung Quốc ở biển Đông. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra ở tỉnh Mie trong 2 ngày 26 và 27-5, Thủ tướng Abe sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ những phán quyết của ṭa án được dựa trên luật pháp quốc tế.
Đây là nội dung được đề cập trong tuyên bố về an ninh hàng hải được các ngoại trưởng G7 đưa ra sau cuộc gặp ở TP Hiroshima vào tháng rồi. Cũng theo các nguồn tin, ông Abe hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của lănh đạo các nước châu Á tham dự hội nghị mở rộng G7.
Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Băi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Ảnh: Reuters
Thông tin trên được đăng tải một ngày sau khi Lầu Năm Góc tŕnh lên quốc hội Mỹ báo cáo vạch trần những hoạt động quân sự phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông năm 2015.
Nội dung báo cáo chỉ rơ Bắc Kinh đang tập trung phát triển, quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép ở biển Đông nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm vùng biển này. Báo cáo c̣n chỉ ra Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc chi tiêu quốc pḥng và phát triển khả năng quân sự khiến t́nh h́nh khu vực căng thẳng.
Trung Quốc ngày 15-5 đă lên tiếng bác bỏ điều mà họ gọi là "sự thổi phồng mối đe dọa quân sự" của Bắc Kinh. Ông Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, cho rằng báo cáo trên "cố ư bóp méo chính sách quốc pḥng Trung Quốc" và gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tin tưởng giữa 2 nước.
"Trung Quốc theo đuổi chính sách quốc pḥng mang tính pḥng vệ. Những cải cách quân sự sâu rộng của Trung Quốc, việc phát triển và tăng cường sức mạnh vũ khí là nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lănh thổ và bảo đảm sự phát triển ḥa b́nh của Trung Quốc" - ông Dương bao biện.
Không những thế, ông Dương c̣n tiếp tục lặp lại luận điệu cũ rích rằng hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở biển Đông nhằm "phục vụ các mục đích dân sự" cũng như giúp Trung Quốc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế. Thậm chí, ông Dương c̣n tố ngược chính Mỹ mới thúc đẩy quân sự hóa ở biển Đông bằng cách thường xuyên gửi tàu, máy bay đến đó!
Therealtz © VietBF