Trung Cộng đầu tư với số tiền rất lớn vào việc xây hạ tầng quân sự ở biển Đông. Trong khi đó, đời sống của người dân Trung quốc ở nông thoonthif cực khổ vô cùng. Không lo cho dân rồi bất chấp kinh tế tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc vẫn đẩy mạnh chi tiêu quốc pḥng để tăng cường năng lực quân sự ở biển Đông nhằm thống trị khu vực này lâu dài.
Đó là thông tin trong báo cáo thường niên về hoạt động quân sự của Trung Quốc năm 2015 được Lầu Năm Góc tŕnh quốc hội Mỹ hôm 13-5. Báo cáo cho biết sau khi hoàn tất bồi lấp trái phép ở biển Đông vào tháng 10-2015, Bắc Kinh bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo, trong đó có 3 đường băng dài khoảng 3 km, bến cảng, kênh nước sâu để tiếp nhận tàu thuyền có tải trọng lớn, hệ thống radar giám sát, thông tin liên lạc và cơ sở hậu cần... Dự kiến thời gian tới, Trung Quốc sẽ triển khai chiến đấu cơ ra các đảo nhân tạo tương tự hoạt động điều hàng loạt máy bay chiến đấu J-11 và tên lửa pḥng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một trong các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi lấp trái phép ở biển Đông
Hiện tại, Bắc Kinh c̣n dựa vào lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu dân sự để sẵn sàng dằn mặt bất kỳ nước nào có ư định lại gần các đảo nhân tạo. Trong số này, hàng trăm tàu cá hoạt động bên ngoài lănh hải Trung Quốc ngoài nhiệm vụ theo dơi tàu nước khác c̣n kiêm luôn nhiệm vụ quấy rối những tàu tiến gần vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp.
Song song đó, Trung Quốc c̣n tinh giản lực lượng quân đội trong nước. Đáng chú ư là ngay cả khi lực lượng vũ trang có quy mô nhỏ hơn nhưng lực lượng không quân và hải quân lại được mở rộng. Với tham vọng bành trướng lâu dài trên biển, không có ǵ khó hiểu khi Trung Quốc ưu tiên phát triển Lực lượng Hải quân (PLAN). Báo cáo trên tiết lộ PLAN hiện có khoảng 300 tàu các loại - nhiều nhất châu Á. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định quốc pḥng Trung Quốc cũng tập trung củng cố sức mạnh để chống Đài Loan cũng như tiếp tục thúc đẩy tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản kiểm soát.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cảnh báo công nghệ hàng không của Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với phương Tây. Lực lượng hạt nhân và tên lửa của nước này vừa được tổ chức lại thành cơ quan độc lập và được bổ sung vũ khí mới với khả năng vươn tới Thái B́nh Dương. Báo cáo cũng nhấn mạnh sự thiếu minh bạch về chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc: con số này trong năm 2015 ước tính là 180 tỉ USD, cao hơn 36 tỉ USD so với con số được công khai. Chi tiêu quốc pḥng Trung Quốc được dự báo tăng 9,8% hằng năm trong thời gian tới bất chấp không ít thách thức về kinh tế.
Vietbf @ sưu tầm.