Dưới đây là những luật khi một Việt kiều muốn sở hữu nhà cửa ở VN. Có quốc tịch hay chỉ là gốc Việt th́ khác nhau như thế nào?Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Bà Kim Chi (tranngkimchi@...) hỏi: Mẹ tôi là người Việt Nam định cư tại nước ngoài th́ có được quyền sở hữu nhà ở và đất ở do người em ruột của mẹ tôi tặng cho không?
Về vấn đề bà Chi hỏi, Luật sư Lê Văn Đài, Văn pḥng luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đă từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua h́nh thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xă kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đ́nh, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất th́ phải có giấy tờ sau đây:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam th́ phải c̣n giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lư xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài th́ phải c̣n giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lư xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh c̣n quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lư về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam th́ không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng kư tạm trú hoặc đăng kư thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở th́ có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trường hợp mẹ của bà Kim Chi là người Việt Nam định cư tại nước ngoài, thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nếu mẹ bà Kim Chi được phép nhập cảnh vào Việt Nam, đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở do người em ruột tặng cho, mẹ bà Kim Chi sẽ được sở hữu nhà ở, có các quyền của chủ sở hữu nhà ở trong đó có quyền được nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ḿnh.
Nguồn: Đoan Trang/ baoxaydung.com.vn