Trung Quốc đang ngày càng bổ sung cho lực lượng tàu ngầm của ḿnh. Trước động thái này, Mỹ và Ấn độ đă bắt tay nhau để thực hiện những biện pháp chống tàu ngầm. Động thái này nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc dưới đáy biển.
Giới chức quân sự 2 nước sẽ tổ chức các buổi thảo luận về các biện pháp chống tàu ngầm, một lĩnh vực công nghệ quân sự nhạy cảm. “Sự hợp tác cơ bản này sẽ xây dựng mối quan hệ hải quân lâu dài và phát triển năng lực chống tàu ngầm”, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Cả Ấn Độ và Mỹ đều đang gia tăng quan ngại trước tham vọng mạnh mẽ và các hành động hiếu chiến của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông. Điều này đă thách thức ưu thế của Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương.
New Delhi thời gian gần đây đă có các động thái ngả về phía Mỹ. Tháng trước Ấn Độ đă đồng ư mở cửa căn cứ quân sự cho quân đội Mỹ để đổi lấy các công nghệ vũ khí hiện đại nhằm giúp New Delhi giảm bớt khoảng cách với Bắc Kinh. Ấn Độ cũng đang chuẩn bị khởi động việc xây dựng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân nội địa đầu tiên của ḿnh.
Giới chức hải quân Ấn Độ cho biết, các tàu ngầm của Trung Quốc đă xuất hiện trung b́nh 4 lần trong 3 tháng. Một số được phát hiện ở khu vực gần đảo Andamans và Nicobar của Ấn Độ, nằm gần eo biển Malacca - tuyến đường dẫn vào khu vực vận chuyển 80% nguồn cung nhiên liệu của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong lần tập trận chung gần đây, Ấn Độ và Mỹ đă sử dụng máy bay P-8 nhằm chia sẻ thông tin theo dơi tuyến đường của tàu ngầm dễ dàng hơn. P-8 là vũ khí săn tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ, được trang bị cảm biến theo dơi và định vị các tàu ngầm bằng sóng siêu âm.
Theo các chuyên gia quân sự, khả năng thực hiện các cuộc tuần tra bởi tàu ngầm vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đă khiến các quốc gia lo ngại, kéo theo các hoạt động giám sát quanh căn cứ tàu ngầm đặt tại đảo Hải Nam của Trung Quốc và các vùng biển lân cận.
VietBF © Sưu Tầm