Hai trận động đất kinh hoàng tại Nhật diễn ra vào ngày 15 và 16/04 vừa qua không chỉ gây thiệt hại nặng về người và của mà c̣n gây ra những dư chấn về mặt tâm lư cho người dân. Những du học sinh Việt sau khi trải qua hai trận động đất đă xuất hiện ảo giác trong cuộc sống hàng ngày.
Hai trận động đất mạnh 6,4 độ Richter và 7,3 độ Richer xảy ra vào ngày 15 và 16.4 vừa qua, đă khiến cả khu vực đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản rung chuyển dữ dội. Theo thống kê, đă có hơn 40 người thiệt mạng và hàng trăm ngh́n người bị thương cùng nhiều thiệt hại khác về tài sản, sau thảm họa.
Ba ngày sau động đất, cuộc sống của người dân gần thành phố Kumatomo (tâm chấn) và các khu vực lân cận vẫn chưa trở lại b́nh thường, trường học đổ nát, học sinh di tản, các công ty và ngân hàng vẫn đóng cửa.
Nguyễn Hải Anh Tuấn, sinh năm 1989, một người Việt sinh sống tại thành phố Kumatomo - Nhật Bản cho biết, ḿnh cùng gần 10 đồng hương khác vẫn đang sống trong các trại tập trung gần tâm chấn. Động đất chưa dứt, vài tiếng mặt đất lại rung nhẹ một lần. Họ nhận được thông báo từ trung tâm khí tượng Nhật: sắp tới sẽ c̣n những đợt dư chấn. Thế nhưng, những người như anh Tuấn lại không muốn rời bỏ thành phố lúc này, bởi: "Sợ th́ cũng biết làm sao được. Nhà ḿnh ở đây mà".
Tuấn nhớ lại giây phút căng thẳng khi mặt đất sụp xuống dưới chân ḿnh: "Trận động đất đầu tiên là lúc 9 giờ tối ngày 16.4, khi đó tôi c̣n thức và chỉ là chấn động nhỏ. Sống ở Nhật từ năm 2009, tôi thấy điều này không lạ nên b́nh tĩnh chờ động đất đi qua, để ra ngoài tập trung. Nhưng trận động đất thứ 2 xảy ra bất ngờ lúc là 1 giờ sáng 17.4, khiến tôi thật sự kinh hoàng. Lúc đó, tôi đang ngủ, chấn động cực mạnh hất tung mọi thứ xung quanh. Trong cơn mơ màng tôi bật dậy và chui ngay xuống gầm bàn, cầu khẩn. Điện mất ngay sau đó, tôi cố gắng bám trụ trong căn pḥng tối om đang kêu răng rắc. Tuy cố gắng b́nh tĩnh, nhưng cơ thể th́ cứ run bần bật không kiểm soát nổi". Những ngày sau đó ở trại tập trung, chúng tôi không có đồ ăn, thiếu nước sinh hoạt vẫn phải gánh chịu hàng loạt trận dư chấn nhỏ lẻ, Tuấn kể thêm.
"Trong 2 ngày đầu, cả thành phố hầu như không có nước, mất gas, chuyện tắm rửa vệ sinh hay nấu ăn cực kỳ khổ. Sống trong trại tập trung, chúng tôi được tiếp tế 1 nắm cơm với 1 quả chuối. Những ngày sau đó đỡ hơn, chúng tôi được nhận thêm ổ bánh ḿ, sữa và phụ nữ có thai, em bé được cung cấp đồ dùng riêng. Đến hôm nay, đồ tiếp tế đă vào được thành phố, siêu thị cũng bắt đầu mở bán các nhu yếu phẩm nên coi như không lo nữa", Tuấn cho hay.
Anh tếu táo nói thêm: "May sao tôi vẫn c̣n mấy gói ḿ mang từ Việt Nam sang để cứu đói, chứ không biết sao sống nổi. Đa phần người Việt Nam ở nước ngoài họ nhanh nhẹn, tháo vát và biết tính toán lắm, nên dù xảy ra chuyện ǵ họ cũng đương đầu được".
Với những người lần đầu đối diện với một thảm họa thiên nhiên như Trần Thị Bích Phương, sinh viên năm 3, quê Nghệ An, đang học trường APU, ở Beppu Oita, thuộc đảo Kyushu cách thành phố Kumatomo không xa, th́ đây là một kư ức hăi hùng.
Hai giây sau khi điện thoại báo có động đất xảy ra, Phương chỉ kịp chui xuống bàn và nín thở, chờ cơn rung lắc đi qua. Khi mặt đất tạm yên ắng, cô cùng các bạn chỉ kịp lấy giấy tờ và vật dụng thiết yếu, rồi nhanh chóng di chuyển ra băi trống gần nhà. Mọi người không ai dám chợp mắt v́ thỉnh thoảng mặt đất lại rung lên từng cơn.
Phương cho biết trường học của cô đóng cửa đến hết tuần. Nhiều du học sinh quá sợ hăi đă di tản về nước. Ở quê nhà bố mẹ Phương đă rất lo, họ thường xuyên gọi sang để hỏi thăm t́nh h́nh con gái nhưng cô luôn trấn an bố mẹ và động viên ngược lại những người thân: "ở đây họ sống được th́ ḿnh cũng sống được".
"Hôm thứ năm, trận động đất đầu tiên xảy ra bên Kumamoto, chỗ em cũng có ảnh hưởng, nhưng nhẹ nên mọi người khá chủ quan. Buổi sáng hôm thứ sáu, bọn em vẫn đến trường và quyên góp để giúp đỡ người dân Kumamoto vượt qua khó khăn, không ngờ đến tối chính ḿnh cũng phải di tản".
Ngày 17.4, Bích Phương bắt máy bay đến Tokyo sống nhờ nhà của một người chị. Dù đă đi xa tâm chấn, song đôi lúc Phương vẫn bị giật ḿnh khi nghe tiếng ầm ầm bên tai hệt như động đất, hoặc là bị ảo giác mặt đất đang rung chuyển. Những người bạn ở cùng Phương cũng có cảm giác như vậy, các du học sinh Việt Nam lư giải: "Chắc chưa bao giờ thấy rung lắc khủng khiếp đến thế!".
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cung cấp số điện thoại phục vụ công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Nhật Bản gồm:
- Đường dây nóng 080-3590-9136 trực 24/24 giờ.
- Số điện thoại 090-6187-6644 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9 giờ đến 18 giờ
- Số điện thoại 080-4006-0234 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9 giờ đến 18 giờ.
vietbf @ sưu tầm