Đây là danh sách 10 nước có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới. Những nước này chắc chắc sẽ không ngán ngẩm ǵ chiến tranh v́ tiềm lực quân sự của họ đă quá “khủng”. Cùng xem đó là những nước nào nhé.
Theo một báo cáo toàn cầu của Ngân hàng Credit Suisse (Thuỵ Sỹ), các yếu tố được xem xét cho sức mạnh quân sự là số lượng nhân viên hoạt động (5% tổng số điểm), xe tăng (10%), máy bay trực thăng tấn công (15%), máy bay (20%), các tàu sân bay (25%), và tàu ngầm (25%).
Việc xếp hạng xác định sức mạnh quân sự trong thuần túy về số lượng và không tính đến chất lượng thực tế của các vũ khí và đào tạo quân đội.
Dưới đây là 10 quân đội mạnh nhất thế giới:
MỸ: Ngân sách: 601 tỷ USD; Quân số: 1,4 triệu; Xe tăng: 8.848; Máy bay: 13.892; Tàu ngầm: 72. Mặc dù cắt giảm chi phí quân sự, Mỹ vẫn dành nhiều tiền hơn cho quốc pḥng so với 9 nước tiếp theo. Lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ là hạm đội 10 tàu sân bay. Mỹ cũng có số máy bay nhiều và hiện đại hơn bất cứ nước nào, ngoài ra c̣n kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
NGA: Ngân sách: 84,5 tỷ USD; Quân số: 766.055; Xe tăng: 15.398; Máy bay: 3.429; Tàu ngầm: 55. Nga có hạm đội xe tăng lớn nhất thế giới, các hạm đội máy bay lớn thứ hai sau Mỹ, và các hạm đội tàu ngầm lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Chi tiêu quân sự Nga tăng gần 1/3 kể từ năm 2008 và dự kiến sẽ tăng 44% trong ba năm tới.
TRUNG QUỐC: Ngân sách: 216 tỷ USD; Quân số: 2.333.000; Xe tăng: 9.150; Máy bay: 2.860; Tàu ngầm: 67. Về nhân lực, quân đội TQ lớn nhất thế giới, các hạm đội xe tăng lớn thứ hai sau Nga và hạm đội tàu ngầm lớn thứ hai sau Mỹ. Trung Quốc có những bước tiến nhanh trong chương tŕnh hiện đại hóa quân sự, bao gồm cả tên lửa đạn đạo và máy bay thế hệ thứ năm.
NHẬT BẢN: Ngân sách: 41,6 tỷ USD; Quân số: 247.173; Xe tăng: 678; Máy bay: 1.613; Tàu ngầm: 16. Nhật có các hạm đội tàu ngầm lớn thứ tư trong danh sách, có bốn tàu sân bay, mặc dù các tàu chỉ có đội máy bay trực thăng. Nhật Bản cũng có các hạm đội máy bay trực thăng tấn công lớn thứ tư sau Trung Quốc, Nga và Mỹ.
ẤN ĐỘ: Ngân sách: 50 tỷ USD; Quân số: 1.325.000; Xe tăng: 6.464; Máy bay: 1.905; Tàu ngầm: 15. Ấn Độ có các loại vũ khí hạt nhân và sẽ trở thành nước chi tiêu quân sự đứng thứ 4 thế giới vào năm 2020. Quân đội Ấn được cho là có nguồn nhân lực tích cực nhất.
PHÁP: Ngân sách: 62,3 tỷ USD; Quân số: 202.761; Xe tăng: 423; Máy bay: 1.264; Tàu ngầm: 10. Pháp mới có 1 tàu sân bay Charles de Gaulle. Quân đội Pháp tương đối nhỏ, nhưng được đào tạo, chuyên nghiệp, và có khả năng tác chiến tốt. Pháp thường xuyên triển khai trên khắp châu Phi để giúp ổn định các chính phủ và chống lại chủ nghĩa cực đoan.
HÀN QUỐC: Ngân sách: 62,3 tỷ USD; Quân số: 624.465; Xe tăng: 2.381; Máy bay: 1.412; Tàu ngầm: 13. Hàn Quốc có một số tàu ngầm, máy bay trực thăng tấn công. Nước này có rất nhiều xe tăng và đứng thứ sáu lực lượng không quân trên thế giới.
ITALIA: Ngân sách: 34 tỷ USD; Quân số: 320.000; Xe tăng: 586: Máy bay: 760; Tàu ngầm: 6. Quân đội Ư được đánh giá cao trong báo cáo của Credit Suisse v́ sở hữu hai tàu sân bay, ngoài ra c̣n có các hạm đội tàu ngầm và máy bay trực thăng tấn công tương đối lớn.
ANH: Ngân sách: 60,5 tỷ USD; Quân số: 146.980; Xe tăng: 407; Máy bay: 936; Tàu ngầm: 10. Hải quân Hoàng gia đang có kế hoạch đưa tàu sân bay khổng lồ HMS Queen Elizabeth phục vụ vào năm 2020, tàu có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu F-35B.
THỔ NHĨ KỲ: Ngân sách: 18,2 tỷ USD; Quân số: 410.500; Xe tăng: 3.778; Máy bay: 1.020; Tàu ngầm: 13. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng lớn nhất ở phía đông Địa Trung Hải, với hạm đội xe tăng cũng như máy bay lớn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên của chương tŕnh F-35.
VietBF © Sưu Tầm