Vụ kiện của Manila ra ṭa án quốc tế được nhiều nước ủng hộ, ngược lại th́ Bắc Kinh đang đối mặt áp lực ngoại giao ngày càng lớn. Tuy nhiên, một sự trái khoáy đó là Nga lại yêu cầu vấn đề Biển Đông cần được giải quyết song phương. Uẩn khúc ǵ trong vấn đề này khi Nga nhận thấy rơ ràng các nước nhỏ không thể đối đầu với Trung Quốc???
Đối mặt sức ép ngày càng tăng, Trung Quốc đang vận động Nga phản đối Ṭa Trọng tài Quốc tế (PCA) xét xử vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền phi lư của Bắc Kinh ở biển Đông. Phát biểu tại cuộc gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở thủ đô Moscow hôm 18-4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị c̣n cho rằng 2 nước nên bắt tay “chống lại việc quốc tế hóa tranh chấp biển Đông”. “Cả Trung Quốc và Nga cần đề pḥng cảnh giác việc lạm dụng các phiên ṭa trọng tài” - ông Vương hô hào.
Theo Tân Hoa Xă, ông Lavrov đă lên tiếng ủng hộ lập trường này của người đồng cấp Trung Quốc - một động thái không khiến nhiều người bất ngờ. Vào tuần rồi, chính quan chức này cũng nói rằng các bên liên quan trên biển Đông nên tự giải quyết tranh chấp, không nên quốc tế hóa vấn đề. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải B́nh sau đó khẳng định Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông thông qua các biện pháp ḥa b́nh trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối với những vấn đề chỉ liên quan đến 2 nước th́ giải quyết song phương nhưng những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, ví dụ vấn đề quần đảo Trường Sa, th́ không thể chỉ giải quyết song phương mà phải có sự tham gia của các bên liên quan. Đối với những vấn đề liên quan đến cả các nước ngoài khu vực như an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không th́ phải được bàn bạc và giải quyết với tất cả các nước có chung lợi ích và chung quan tâm.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp báo chung hôm 18-4 Ảnh: REUTERS
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời các chuyên gia phân tích cho rằng những lời lẽ trên của ông Vương chứng tỏ Trung Quốc đang tăng cường chuẩn bị cũng như t́m kiếm sự ủng hộ trước khi PCA dự kiến đưa ra phán quyết vào tháng 5 hoặc tháng 6. Ngoài ra, việc Ngoại trưởng Trung Quốc t́m cách vận động Nga cũng cho thấy Bắc Kinh đang đối mặt áp lực ngoại giao ngày càng lớn khi có thêm nhiều nước lên tiếng ủng hộ vụ kiện. Ông Hugo Swire, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách Đông Á, hôm 18-4 cho rằng phán quyết của PCA mang tính ràng buộc và phải được tuân thủ. Cũng trong tháng này, Liên minh châu Âu thúc giục Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA. Chưa hết, ngoại trưởng các nước nhóm G7 (7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) đă cùng phản đối hành động khiêu khích (của Trung Quốc) ở biển Đông trong tuyên bố hôm 11-4.
“Trung Quốc gần như bị cô lập trong vấn đề này. Là đối tác chiến lược, Trung Quốc cùng Nga đang quan tâm và bắt tay v́ lợi ích cốt lơi của nhau” - ông Lư Hưng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh, nhận định với SCMP. Một số nhà phân tích cho rằng bên cạnh sự hợp tác về chính trị, đầu tư của Bắc Kinh vào Moscow đang đóng vai tṛ quan trọng trong bối cảnh kinh tế Nga lao đao do áp lực trừng phạt của phương Tây cũng như hoạt động Quân sự tốn kém tại Syria.
Trong lúc này, làn sóng chỉ trích tiếp tục trút lên Trung Quốc sau khi nước này ngang nhiên đưa máy bay quân sự đến Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để “sơ tán các công nhân bị ốm” đang hoạt động trái phép ở đó. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Gary Ross hôm 19-4 kêu gọi Trung Quốc làm rơ ư định của ḿnh cũng như tái khẳng định nước này không có kế hoạch triển khai máy bay quân sự tại các tiền đồn xây trái phép ở quần đảo Trường Sa sau hành động khiêu khích nói trên. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, th́ thấy khó hiểu trước quyết định sử dụng máy bay quân sự để cứu nạn công nhân của Trung Quốc. Theo ông này, bản thân các công nhân gặp nạn cũng là “một vấn đề” bởi rơ ràng họ đang “nâng cấp các công tŕnh có tính chất quân sự” của Trung Quốc.
Therealtz © VietBF