Theo đó, mới đây các tờ báo tại Nhật và trên thế giới đă đưa tin về việc Triều Tiên ăn cắp các công nghệ chế tạo tên lửa của Nhật. Những động thái trừng phạt đang được chinh phủ đưa ra. Chắc chắn hậu quả mà Triều Tiên phải chịu là không hề nhỏ.
Thân nhân của các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc đă kư vào kiến nghị kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đóng băng tài sản của Chongryun, Tổng hội người Triều Tiên tại Nhật Bản. Kiến nghị sẽ được tŕnh lên chính phủ Nhật bản vào ngày 15/4, SCMP đưa tin.
Những người kư tên tin rằng, Chongryun và đặc biệt là cơ quan khoa học của hội này, liên quan tới việc thu thập thông tin về thiết bị và công nghệ được dùng để phát triển vũ khí hạt nhân và chương tŕnh tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Chongryun được coi như đại sứ quán không chính thức của B́nh Nhưỡng ở Nhật Bản.
Kiến nghị chỉ ra rằng, theo điều 32 nghị quyết số 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên có trách nhiệm đóng băng tài sản các cơ quan Triều Tiên thu thập công nghệ vũ khí của nước ngoài.
Chongryun đă thu được thông tin về synchronoscopes - một công cụ được dùng để đồng bộ hóa cánh quạt tàu bay, máy tính cá nhân và thiết bị lặn biển tiên tiến.
Jin Matsubara, thành viên của Nghị viện Nhật Bản và cựu ủy viên Cơ quan an toàn công cộng quốc gia, đă gửi câu hỏi qua văn bản lên chính phủ Nhật Bản hôm 29/3 để ngăn chặn hành động của Chongryun và thành viên của nhóm tại Nhật Bản.
Trong khi đó, nhà hoạt động v́ nhân quyền Ken Kato tin rằng, chính phủ Nhật Bản đang xem xét đóng băng tài sản của Chongryun nhằm gây áp lực với Triều Tiên trước khi B́nh Nhưỡng có thể thử hạt nhân lần 5 trước kỳ Đại hội đảng Lao động vào tháng 5 tới.
Tháng 10/2015, cảnh sát Tokyo bắt hai thành viên của Kwahyop – Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Triều Tiên – do nghi ngờ vi phạm Luật Thương mại Dược phẩm (PAL) của Nhật. Khi kiểm tra một công ty có liên hệ với hiệp hội này, cảnh sát phát hiện các tài liệu bí mật của Cơ quan Quốc pḥng Nhật Bản.
Hai năm trước, cảnh sát t́m thấy tài liệu cho thấy các thành viên của Kwahyop t́m cách mua máy bay phản lực cùng các thiết bị liên quan và có ư định chuyển chúng tới Triều Tiên. Máy bay phản lực là thiết bị quân sự bị hạn chế trao đổi theo Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR). 34 nước tham gia MTCR.
VietBF © Sưu Tầm