Hiểu sai về mục đích và tôn chỉ của IS, hàng loạt thủ lĩnh Taliban đă gia nhập tổ chức này. Tuy nhiên sau một thời gian họ bị vỡ mộng và quyết định quay trở về. Đọc một bức thư lên trang web của Taliban mới hiểu rằng v́ sao mà họ không thể sống chung với IS.
Dưới đây là trích đoạn bức thư do Diplomat đăng tải:
“V́:
Daesh (tên gọi khác của IS) có những chính sách mù quáng nhập nhằng.
Giết chóc, đánh đập, ngược đăi, cướp bóc, đốt phá và chiếm đoạt đất đai, tài sản của người Afghanistan.
Bạc đăi người cao tuổi, không cho họ tới trường, pḥng khám, tham gia các dự án phúc lợi xă hội.
Xa rời lợi ích của người Hồi giáo.
Áp đặt tư tưởng cực đoan chứ không phải là sự khoan dung.
Không có phương thức hợp lí, hợp pháp nào để giải quyết các vấn đề.
Nói chung, không có giải pháp nào để chữa lành vết thương cho người Afghanistan.
Thế nên,
Trước những nỗ lực của một số anh em chí cốt, cũng như sự tương tác có lợi, tích cực và bản chất thấu hiểu với Tiểu vương quốc Hồi giáo, trí óc và sự minh mẫn không cho phép chúng tôi ở lại tổ chức đó nữa”.
Theo Diplomat, khác với các tổ chức cực đoan như Al-Qaeda và IS, mối quan tâm chính của Taliban là kiểm soát các vùng lănh thổ trong khu vực nhằm tránh cái mà họ cho là “sự xâm lấn từ thế lực nước ngoài”.
V́ thế, Taliban cũng không tăng cường gieo rắc chết chóc lẫn khủng bố tại các quốc gia phương Tây.
Taliban qua thời biến động
Mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa IS và Taliban là chuyện mà ai cũng biết.
Năm ngoái Taliban đă tuyên bố rằng “Tiểu vương quốc Hồi giáo (Afghanistan) không quan tâm các phiến quân trợ lực cho phong trào thánh chiến hay cho người Hồi giáo”.
Tổ chức này cũng tiết lộ “thủ lĩnh của các tín đồ” (vị trí cao nhất của nhóm này) Mullah Omar đă qua đời được 2 năm, làm dấy lên cuộc tranh quyền đoạt vị khiến Taliban chia bè kết phái cho tới hiện nay.
Sau khi t́nh h́nh được dàn xếp, bộ phận lớn nhất của Taliban về tay Mullah Akhtar Mohammad Mansour, người được coi là cánh tay phải của Omar và là kẻ giật dây đứng đằng sau toàn bộ vụ việc.
Những nhân vật tiếng tăm khác gồm con trai của Omar, Mullah Yacub và Mullah Manan cũng về dưới trướng Mansour. Cả hai đều được đưa vào các vị trí chủ chốt.
Trong số các thủ lĩnh của IS có một số người từng là cựu thủ lĩnh Taliban, những người đă chối bỏ Mullah Omar và thề trung thành với Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS.
Tuy nhiên, quyết định trở về với Taliban lần này đồng nghĩa với việc họ bỏ Baghdadi và nhận Mansour là thủ lĩnh hợp thức.
Cựu Thủ lĩnh Taliban Mullah Omar (trái) và Thủ lĩnh Taliban vừa lên nắm quyền năm 2015 Mullah Mansour (phải)
Ḥa b́nh nào cho Afghanistan?
Những biến chuyển này khiến quỹ đạo t́m kiếm ḥa b́nh và ổn định của afghanistan năm 2016 trở nên khó đoán định. Nhưng chừng nào hàng ngũ thủ lĩnh của Taliban c̣n bị chia rẽ th́ các cuộc ḥa đàm khó có thể đạt được kết quả tích cực.
Với sự xuất hiện của Yacub và Manan trong hàng ngũ lănh đạo và sự trở lại của nhiều phiến quân sừng sỏ từ IS, Taliban có thể nổi lên thành một thế lực chiến đấu mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nhóm này cũng tuyên bố lấy năm 2016 làm năm khởi động cuộc tấn công mang tên “chiến dịch Omari”, theo tên lănh đạo tối cao Mullah Omar.
Theo Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, 2015 là năm khó khăn nhất với an ninh Afghanistan kể từ khi Mỹ can thiệp vào khu vực này năm 2001.
Đây là năm đầu tiên Chính phủ Afghanistan tiếp quản nhiệm vụ bảo an sau khi Mỹ và NATO quyết định rút quân. Taliban th́ bước vào giai đoạn chuyển tiếp lănh đạo. Trong lúc đó, IS tiếp tục bành trướng trong khu vực.
Tháng 9 vừa qua, Kunduz thất thủ, đánh dấu lần đầu tiên một thành phố trọng yếu của Afghanistan rơi vào tay Taliban kể từ năm 2001.
Nếu Taliban tập hợp được lực lượng, giai đoạn giao tranh 2016 có thể sẽ mang tính quyết định cho tương lai của Afghanistan.
Trước thế lực ngày càng gia tăng của Taliban trong những tháng gần đây, chính phủ Afghanistan có thể phải đối mặt với một nhiệm vụ khó nhằn, nhất là khi số lượng quân Mỹ tại Afghanistan sẽ giảm xuống c̣n 5.500 người vào năm nay, theo kế hoạch của chính quyền Obama.
VietBF © sưu tập