Ít người biết răng CTO của Uber một công ty phát triển nhanh nhất thế giới là một người gốc Việt. Ông đă phải trải qua hơn 1 ngày phỏng vấn để có thể vào làm việc tại Uber. Hăy nghe người trong cuộc nói về những ǵ họ đă trải qua trong phỏng vấn.
Đó là vào cuối năm 2012, ông Kalanick cần một người giàu kinh nghiệm để hỗ trợ quản lư công nghệ cơ bản cho Uber, một trong những công ty phát triển nhanh nhất thế giới.
"Tôi đă dự định nghỉ ngơi một năm",
Geek Wire dẫn lời ông Pham nói. Ông đă làm việc cho công ty phần mềm VMWare hơn 8 năm, giúp đội ngũ kỹ thuật tăng từ 300 lên 15.000 nhân viên. Ông cần tạm ngừng công việc để vạch ra bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của ḿnh là ǵ. "Nhưng tôi đă không làm được điều đó".
Biết ông Pham nghỉ làm ở VMWare, ban lănh đạo của Uber đă đề xuất ông cân nhắc việc đầu quân cho công ty này và gặp ông Travis Kalanick trong ṿng một giờ.
"Nếu không thích, tôi luôn có thể nói không. Nhưng tất nhiên, ai mà không thích Travis chứ?", ông Pham nói.
Ông Pham đồng ư gặp Kalanick và cuộc gặp đầu tiên của họ đă kéo dài từ một thành hai giờ. Kalanick hủy các cuộc gặp sau đó và mời ông Pham quay lại để trao đổi thêm.
Kalanick tỏ ra không nóng vội. Ông gửi cho ông Pham danh sách những đề tài mà ông muốn hai người trao đổi và trong suốt hai tuần, ngày nào ông cũng gọi điện cho ông Pham. Sau đó, họ nói chuyện qua ứng dụng chat Skype. Tổng thời gian cuộc trao đổi lên tới 30 giờ, dù khi đó Kalanick đang đi du lịch ṿng quanh thế giới.
"Chúng tôi chọn từng đề tài và đào sâu vấn đề. Đề tài có thể là cách tuyển dụng và sa thải nhân viên, hoặc quản lư dự án và kỹ thuật", ông Pham kể. "Tôi có quan điểm của ḿnh và ông ấy cũng có quan điểm riêng, v́ ông ấy cũng là một kỹ sư nên chúng tôi đă say sưa bàn luận như thế".
30 giờ trao đổi khiến họ giống như hai đồng nghiệp đang tṛ chuyện với nhau hơn một nhà tuyển dụng đang phỏng vấn nhân viên tiềm năng.
"Sau đó tôi nhận ra rằng ông ấy không phải đang t́m kiếm người có chung quan điểm mà là sự đa dạng trong suy nghĩ, một người có thể thách thức ông ấy và để ông ấy thách thức người đó", ông Pham nói.
Cuối cùng, trong một cuộc nói chuyện vào sáng chủ nhật, ông Kalanick dừng tất cả các đề tài và đề cập đến việc mời ông Pham về làm việc tại Uber.
Kỹ sư gốc Việt cho hay ḿnh chưa sẵn sàng và cần 30 phút để suy nghĩ. Sau đó, ông lên mạng t́m kiếm một số thông tin và gọi điện lại. Cả hai đi đến thỏa thuận làm việc. Ông trở thành CTO (giám đốc kỹ thuật) của Uber.
"Mọi thứ diễn ra siêu nhanh tại Uber", ông Pham nói. "Một khi chúng tôi đă quyết định làm ǵ đó, chúng tôi sẽ lao vào. Sau đó điều kỳ diệu bắt đầu".
Kể từ khi ông làm CTO, giá trị của Uber tăng vọt, hiện ở mức hơn 60 tỷ USD. Công ty này đă có mặt tại hơn 400 thành phố ở 68 quốc gia. Trong ṿng ba năm, ông cũng giúp phát triển đội ngũ kỹ thuật từ 40 lên 1.200 người.
"Đó là công việc khó nhất tôi từng đảm nhận, nhưng đó là lư do tại sao đây là công việc vui nhất tôi từng làm", ông Pham nói. "Mỗi ngày tôi đều làm những việc mới mẻ và cảm thấy ḿnh đang tiến bộ hơn theo cách nào đó".
Ông Pham từ Việt Nam sang Mỹ hơn ba thập kỷ trước. Sau khi tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts, ông làm việc cho nhiều công ty công nghệ và VMWare, nơi ông nắm giữ các vị trí quản lư từ năm 2004 đến 2012.
Khi được hỏi lư do v́ sao chọn Uber mà không phải là một công ty khác, ông cho hay sau nhiều năm, ông nhận ra có ba yếu tố tác động đến quyết định làm việc của ḿnh.
"Thứ nhất, đó có phải là một nhiệm vụ lớn? Tôi không c̣n đi làm được nhiều năm nữa và tôi muốn tận dụng từng năm một. Tôi thấy Uber có khả năng tạo ra tác động lớn. Thứ hai, tôi có thích công ty đó không? Bạn dành nhiều thời gian ở nơi làm hơn là với gia đ́nh riêng. Tôi thực sự thích nhóm làm việc ở Uber, thông minh, năng động, đầy đam mê.
Thứ ba, tôi phải thích sếp của ḿnh. Với Travis, tôi có thể cảm nhận ông ấy là một con người mang đẳng cấp thế giới. Tôi nghĩ nếu không cho ḿnh cơ hội làm việc với ông ấy, liệu đó là điều tốt hay xấu, tôi có thể hối tiếc v́ điều đó. V́ thế, tôi tự nhủ rằng kỳ nghỉ một năm của ḿnh có thể gác lại và bây giờ kế hoạch này vẫn đang chờ".