Viện dưỡng lăo nghệ sĩ nằm trong con hẻm nhỏ đường Âu Dương Lân, quận 8, TPHCM. Đó là một ngôi nhà nhỏ tuềnh toàng nằm giữa khu đất rợp bóng cây. Nơi đây mái ấm của hơn 20 nghệ sĩ từng vang bóng một thời trên sân khấu.
Hơn cả 1 vở bi kịch
Theo lời kể của nghệ sĩ Thiên Kim th́ tuổi thơ của bà không được tṛn trặn như người ta. “Mẹ tôi sinh được ba người con gái nhưng không ở được với cha tôi nên bà rời nhà chồng, dắt theo hai người chị lớn, để tôi ở lại sống chung với mẹ kế từ lúc 2 tuổi”.
Những năm tháng ở với d́ ghẻ, nghệ sĩ Thiên Kim rất thấm thía câu nói của người xưa: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời d́ ghẻ lại thương con chồng”.
Nghệ sĩ Thiên Kim.
Nghệ sĩ Thiên Kim kể, từ nhỏ bà đă trải qua những trận đ̣n nghiệt ngă của mẹ kế. Nói nhớ mẹ đẻ cũng bị đánh, bị đánh đau cũng không được khóc, mẹ kế bắt phải cười.
Mỗi lần mẹ đẻ về thăm, cô bé 7 tuổi năm ấy phải trốn v́ nếu gặp thế nào lúc mẹ đẻ về, cô bé cũng bị mẹ kế đánh đ̣n. “Tôi đứng trong buồng lén nh́n mẹ mà nước mắt chảy ra”, nghệ sĩ Thiên Kim nhớ lại.
Măi đến năm 8 tuổi, mẹ đẻ tới đón về. Bà cho con gái làm đào con ở gánh hát Kim Thoa. Lớn lên, cô đào ấy cũng lấy chồng, rồi sinh con. Khi con trai đầu ḷng mới được 3 tháng th́ chồng mất.
Bà đi tiếp bước nữa và sinh thêm 4 người con: 2 trai, 2 gái. Cuộc sống ấy vốn đă phức tạp lại gặp mẹ chồng khắc nghiệt không ở được, nghệ sĩ Thiên Kim dắt cả 5 đứa con về sống với mẹ ruột ở quận G̣ Vấp.
Rồi người chị cả của bà theo chồng sang Ba Lan, người chị kế lấy chồng ở Tây Ninh. Cuộc sống khó khăn, họ sinh 5 đứa con rồi cũng lần lượt gửi cho em gái nuôi.
Lúc đó, nghệ sĩ Thiên Kim mới rời sân khấu cải lương, trở thành nghệ sĩ tự do. Đi đóng phim, diễn kịch, lồng tiếng phim... cứ thế một ḿnh bà nuôi mẹ, 5 con cùng 5 cháu.
Kể đến đây, giọng bà chùng xuống, đôi mắt nh́n xa xăm như thể những ngày tháng kia tưởng mới hôm qua. Như để che giấu sự xúc động và một nỗi tủi ḷng sâu thẳm nào đó đang tràn về, nghệ sĩ Thiên Kim cười, gió thổi phất phơ mấy sợi tóc bạc.
Rồi các con các cháu lớn, người gả chồng người lấy vợ. Bà để lại căn nhà cho người con trai út, rồi xin vào khu dưỡng lăo nghệ sĩ cũng mười mấy năm rồi.
Tết nhất, ai nào nhớ th́ tới, quên th́ thôi. Ốm đau cũng thế, các con biết th́ qua thăm, không th́ thôi. “Chắc tụi nó nghĩ, tôi ở đây ổn rồi nên cũng yên tâm, khỏi để ư nhiều”, nghệ sĩ Thiên Kim chua chát nói.
Ngoài 80 vẫn phải lo miếng cơm manh áo
Tôi hỏi, có 5 người con, sao bà không ở với các con mà lại vào đây, buồn vui một ḿnh? Nghệ sĩ Thiên Kim cười mà giọng nghẹn lại: “Chúng nó là công nhân, cuộc sống không khá giả ǵ, ḿnh ở với tụi nó rồi thành gánh nặng.
Những lúc túng quẫn, tụi nó gây lộn, rồi nhiều khi nói những câu làm tổn thương ḿnh.
Nghệ sĩ mà, nhạy cảm lắm. Tôi không muốn con ḿnh mang tội lỗi. Thôi th́ xin vào đây, được Ban Ái Hữu và Hội nghệ sĩ thành phố lo cho chỗ ngủ, ngày hai bữa cơm, chẳng bao giờ bị đói.
Nói thật, tôi chết cũng xin hoá thân rồi đưa ảnh lên chùa để khỏi phiền con cháu”.
Cuộc đời bạc với bà là thế nhưng cũng đôi lúc bà được an ủi bằng t́nh thương của khán giả và bè bạn.
Bà kể, có lần về Bạc Liêu quay chương tŕnh của Đài truyền h́nh TPHCM, người dân xúm lại nắm tay hỏi han nồng nhiệt. Lại có lần về Đồng Tháp, đôi vợ chồng nọ thuyết phục bà ở lại để họ phụng dưỡng như mẹ ruột.
Với nghề, trời phú cho bà chất giọng kim trong vắt dù ở tuổi ngoài 80. Từ một đứa trẻ đến người bà 80 tuổi, nghệ sĩ Thiên Kim lồng tiếng như thật.
Trong bộ phim “Người t́m vàng” của đạo diễn Đào Bá Sơn, bà từng lồng tiếng đứa trẻ hơn 1 tuổi khóc gọi cha đạt đến nỗi đạo diễn Đào Bá Sơn mừng quưnh.
Khi mà nhiều diễn viên trẻ than mệt th́ nghệ sĩ Thiên Kim chưa bao giờ kêu ca một tiếng, dù có những lần quay từ sáng sớm tới tối mịt. Bà bảo: “Ai mời phim ǵ tôi cũng nhận hết, vai có khó đến mấy cũng ráng v́ miếng cơm manh áo”!
Therealtz © VietBF