Trước bối cảnh Trung Quốc tiếp tục leo thang tại biển Đông và coi thường Mỹ ra mặt, Mỹ đang tiến hành đàm phán với Australia để triển khai các máy bay ném bom tầm xa trong nỗ lực tăng cường hiện diện của Mỹ tại Biển Đông. Đây là hành động nhằm bao vây Trung Quốc không ngại xảy ra xung đột.
Triển khai máy bay
Phát ngôn Không quân Mỹ khu vực Thái B́nh Dương, Trung tá Damien Pickart cho biết việc triển khai có thể bao gồm máy bay ném bom chiến lược B-1 hoặc B-52. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra v́ vậy quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
"Việc tái triển khai phi đội ném bom tạo cơ hội cho không quân vượt lên, tăng cường liên minh khu vực và mang lại khả năng răn đe, tấn công toàn cầu cho bộ chỉ huy Thái B́nh Dương. Mục tiêu là giúp duy tŕ ḥa b́nh, ổn định cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương và châu Á Thái B́nh Dương”, Trung tá Pickart không ngần ngại nói về mục đích của Mỹ.
Phản ứng trước thông tin về cuộc đàm phán này, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull không tiết lộ thêm về cuộc đàm phán đang diễn ra với phía Mỹ. Ông này cho biết mọi hành động của Australia trong khu vực, gồm việc hợp tác với quân đội Mỹ, đều được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo lợi ích quốc gia.
Đồng thời với việc triển khai máy bay tầm xa tại Australia, Mỹ cũng đưa ra tuyên bố sẽ bay tuần tra thường xuyên tại bất cứ nơi nào trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi đă theo dơi sự gia tăng các khả năng quân sự trên các đảo ở Biển Đông, dù là máy bay chiến đấu, dù là tên lửa hay các đường băng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những ǵ chúng tôi đă làm, đó là bay, đi lại ở không phận và vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế", bà Lori Robinson, chỉ huy Không quân Mỹ ở Thái B́nh Dương tuyên bố trước truyền thông quốc tế tại Canberra hôm 8/3.
Ngoài ra, bà Lori Robinson c̣n thúc giục các nước khác thực hiện quyền tự do bay, đi lại ở không phận và vùng biển quốc tế "hoặc đối mặt với nguy cơ sẽ mất quyền đó" tại Biển Đông.
Tuy nhiên bà Lori Robinson đă từ chối trả lời câu hỏi liệu Mỹ sẽ đáp trả thế nào nếu có máy bay bị Trung Quốc bắn hạ. Mỹ khẳng định dù không có chủ quyền nhưng có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, và yêu cầu các bên không sử dụng vũ lực áp chế nước khác.
Siết ṿng vây
Không chỉ có kế hoạch triển khai máy bay và tăng cường tuần tra tại Biển Đông, Mỹ c̣n đang triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa và mạng lưới radar sóng ngắn cực kỳ lợi hại tại phía Nam Nhật Bản và Đông Nam Á - một kế hoạch mang nhiều mục đích của Mỹ.
Tờ "Thái Dương Báo" (The Sun) của HongKong (Trung Quốc) mới đây đưa tin Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng quy mô của hệ thống pḥng thủ tên lửa tại châu Á.
Theo đó, Mỹ sẽ bố trí tại phía Nam Nhật Bản và Đông Nam Á hệ thống radar sóng ngắn và khi hệ thống này hoàn thiện, Mỹ sẽ thiết lập được một ṿng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc với khả năng giám sát chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn đạo nào được khai hỏa từ quốc gia này nhắm ra hướng Thái B́nh Dương.
Và như vậy, Trung Quốc sẽ không c̣n một điểm đột phá nào để có thể đưa ra sự đe dọa đối với Mỹ.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa không giống như như các loại vũ khí thông thường khác, một khi được bố trí hoàn tất tại các nước khác nhau nó sẽ liên kết các quốc gia này lại, h́nh thành một khối liên minh quân sự hữu cơ.
Trước đây, Mỹ bao vây Trung Quốc chủ yếu thông qua việc kết đồng minh với từng nước xung quanh nhưng giữa các đồng minh này không hề có sự liên kết về quân sự từ đó Trung Quốc dễ dàng dùng chiêu “chia rẽ” để lợi dụng thoát ra.
Nhưng với hệ thống lá chắn tên lửa này của Mỹ, các quốc gia như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á sẽ trở thành một tấm lưới vô cùng chắc chắn khiến Trung Quốc khó có thể t́m được đường thoát.
Không chỉ sử dụng lá chắn tên lửa, Mỹ cũng tăng cường nhiều biện pháp khác nhằm “nhất thể hóa” quân sự. Theo đó, Mỹ và Nhật Bản đă đạt được một thỏa thuận mà theo đó, kể từ năm 2013 Nhật Bản sẽ cử các quan chức của lực lượng pḥng vệ quốc gia tới thường trú tại Bộ quốc pḥng Mỹ.
Sự thường trú này có ư nghĩa ǵ? Đó là khi “có biến”, Mỹ hoàn toàn có thể điều động quân đội Nhật Bản giống như điều động chính quân đội của ḿnh.
Sự nhất thể hóa này khiến cho mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật trở nên gắn bó hơn bao giờ hết. Ngoài ra, theo tiết lộ của quân đội Mỹ, một Thiếu tướng của Australia đă được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh lục quân Thái B́nh Dương của Mỹ.
Therealtz © VietBF