Ngọc Hân đước biết đến với cái tên Hoa Hậu Môi trường, là một người có khả năng tự chủ về kinh tế nên cô không cần đ̣i hỏi quá cao, chỉ cần một người đàn ông t́nh cảm, ấm áp bên cạnh là đủ. Cô từng nói “Được cho nhiều tiền để tiêu cũng nhàm chán”. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
- Kinh doanh thời trang, thiết kế, rồi lại mở công ty in vải. Sao chị không t́m cho ḿnh một chỗ dựa vững chắc giống các người đẹp showbiz khác?
- Mỗi người có quan điểm khác nhau. Mọi người quan niệm, phụ nữ là phái yếu, cần bờ vai nương tựa. Nếu phụ nữ có một chỗ dựa vững chắc cũng tốt, tuy nhiên việc nhận nhiều tiền từ đàn ông thật nhàm chán. Với tôi, chỉ một ngày nghỉ, bản thân đă thấy bứt rứt chân tay.
Nhu cầu của tôi không quá nhiều, thu nhập cũng ở mức tương đối. Tôi nghĩ được làm công việc yêu thích là điều ai cũng mơ ước.
- Mẫu phụ nữ mạnh mẽ, tự chủ kinh tế như chị cần một người đàn ông như thế nào bên cạnh?
- Các cụ vẫn nói phụ nữ nên lấy người đàn ông tốt, chân thành và thương yêu ḿnh, không nên chạy theo người ḿnh yêu. Những người bạn cũng chia sẻ với tôi rằng phụ nữ chỉ cần người luôn quan tâm, cho ḿnh cảm giác vững chăi tinh thần.
Phụ nữ tự chủ kinh tế càng cần người đàn ông t́nh cảm ấm áp để ḿnh trở về nhà sau một ngày bận rộn. Mẫu đàn ông nhiều tiền và là “bờ vai” cho nhiều cô gái chắc chắn đó không phải sự lựa chọn của tôi.
- Người đàn ông hiện tại của chị đáp ứng bao nhiêu phần trăm những tiêu chuẩn trên?
- Tôi không thích chia sẻ chuyện t́nh cảm, khi nào có tin vui tôi mới thông báo. Một ḿnh tôi nổi tiếng đă phiền rồi, nên không muốn lôi kéo thêm gia đ́nh, người thân vào.
Thú thực tôi cũng bị giục rồi nhưng bố mẹ chưa ép được tôi bao giờ. Trong khoảng 1-2 năm nữa, tôi chưa nghĩ đến chuyện kết hôn, mà chỉ nghĩ ḿnh sẽ đến nước nào. Tôi là người đam mê du lịch, thích những chuyến lưu diễn, giao lưu văn hóa. Kế hoạch trước mặt của tôi như vậy thôi!
- Các hoa hậu có thể sống an nhàn nhờ thu nhập từ việc đi sự kiện, đóng quảng cáo… Vậy tại sao chị chọn đi theo con đường thiết kế?
- Chúng ta vẫn có những nhà thiết kế rất giàu, v́ thế tôi quyết theo đuổi con đường ḿnh đă chọn. Hy vọng một ngày nào đó nghề này sẽ mang đến cho ḿnh thu nhập như mong ước.
Người ta vẫn nói phải biết lấy ngắn nuôi dài. Tôi đang sử dụng thu nhập dựa trên danh hiệu ḿnh may mắn có được để nuôi dưỡng ước mơ. Tôi luôn nghĩ ḿnh phải học hỏi, trau dồi để phát triển đam mê thời trang, đến già vẫn làm thiết kế.
C̣n khi ḿnh già, liệu có ai mời quay quảng cáo nữa? Đó là định hướng ḿnh cần xác định ngay từ bây giờ!
Không phải đối sử dụng chất liệu xuyên thấu trong thiết kế áo dài
- Là một trong 19 nhà thiết kế tham gia Lễ hội Áo dài 2016 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chị mang đến bộ sưu tập như thế nào?
- Trước đây, tôi cũng tham gia Lễ hội Áo dài ở Huế rồi. Tuy không chuyên về lĩnh vực thiết kế áo dài nhưng tôi đă có khoảng 10 bộ sưu tập.
Chủ đề thiết kế lần này là các loài hoa và tôi bốc thăm được hoa phù dùng. Lúc đầu, thực sự tôi thấy e ngại v́ cái tên hoa phù dung nghe đă thấy buồn. Sự tích của nó lại càng buồn hơn khi kể câu chuyện t́nh của nàng tiên nữ tên Phù Dung. Nàng xuống trần gian, yêu và kết hôn với người phàm trần. Sau đó, nàng tiên chết, biến thành loài hoa.
Thông qua bộ sưu tập, tôi muốn kể lại câu chuyện nhưng theo màu sắc vui tươi, sinh động hơn bằng cách đưa vào đó màu sắc, họa tiết rực rỡ.
- Thiết kế áo dài là một bài toán không đơn giản, đặc biệt với các nhà thiết kế trẻ, v́ nó là trang phục truyền thống. Dù có cách tân đến đâu, bạn vẫn phải giữ được cái hồn của áo dài. Cá nhân chị gặp những khó khăn ǵ trong quá tŕnh sáng tạo?
- Theo tôi, khi thiết kế áo dài, có những tỷ lệ cần phải giữ – không thể cắt áo quá cao hoặc hở cổ quá sâu.
Với tôi, áo dài là một h́nh ảnh thiêng liêng và cần giữ ǵn được nét thanh lịch, cổ truyền. Nếu mọi người để ư, dịp Tết năm nay, các bà, các mẹ, các cô quay lại với xu hướng mặc áo dài. Đó là một tín hiệu vui!
Tôi mong muốn Hà Nội, hoặc cả đất nước Việt Nam, sẽ có một ngày mọi người đều mặc áo dài đi học, đi chợ. Và điều đó có thực hiện được hay không phụ thuộc khá nhiều vào công sức của các nhà thiết kế. Bằng tư duy sáng tạo của ḿnh, họ có thể tạo ra trang phục cách tân, dễ ứng dụng trong cuộc sống đời thường. Chẳng hạn như áo dài đi học không được g̣ bó, lượt thượt. Đó cũng là cách tôi đưa vào bộ sưu tập lần này, hy vọng được mọi người đón nhận.
- Chất liệu vải mỏng, xuyên thấu được rất nhiều nhà thiết kế trên thế giới ưa chuộng. Không ít nhà thiết kế Việt cũng sử dụng để làm áo dài. Nhưng nếu xử lư không khéo, nó sẽ biến thành “thảm họa”. Chị nghĩ sao?
- Theo tôi, việc đưa chất liệu xuyên thấu vào không có vấn đề ǵ, quan trọng là cách bạn sử dụng như thế nào để tạo sự cân bằng. Khi mặc áo dài, bản thân người phụ nữ đă rất gợi cảm.
Cũng phải nói thêm rằng ranh giới giữa gợi cảm và dung tục khá mong manh, nên khó để đưa ra phán xét. Cùng một trang phục, người nói là b́nh thường, người lại cho là phản cảm. Để trang phục truyền thống không bị lệch lạc, nó phụ thuộc vào tŕnh độ nhận thức, văn hóa của mỗi nhà thiết kế.
- Chị có nghĩ phương án an toàn nhất là tránh xa những chất liệu “mạo hiểm” như thế?
- Tôi rất đề cao việc sử dụng chất liệu hiện đại nhằm đem đến làn gió mới cho trang phục áo dài. Nhưng yếu tố thanh lịch vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Bản thân tôi là người ưa thích sự mạo hiểm và trong thiết kế cũng vậy. Tôi không ngại dùng vải xuyên thấu nhưng sẽ tiết chế hợp lư.
Ranh giới giữa đạo nhái thiết kế và trùng lặp ư tưởng mong manh
- Bằng con mắt của một nhà thiết kế thế hệ trẻ, chị đánh giá thế nào về bức tranh thời trang Việt hiện nay so với thế giới?
- Để bắt nhịp với thời trang thế giới, chúng ta c̣n một khoảng cách khá xa. Tôi nghĩ ḿnh chỉ nên so sánh với các nước khu vực Đông Nam Á, châu Á. Nếu so sánh với các nước châu u với lịch sử thời trang lâu đời, thực sự khó!
Tôi xin lấy ví dụ một h́nh tượng thực tế và gần gũi để mọi người dễ h́nh dung. Giữa một đứa trẻ sinh ra ở vùng quê và đứa trẻ sinh ra ở thành phố, khoảng cách chắc chắn khá xa.
Để thu hẹp khoảng cách ấy, chúng ta cần đến nội lực của chính những nhà thiết kế, cố gắng bao nhiêu và cố gắng như thế nào.
- Có một thực tế là làng mốt Việt nhan nhản những câu chuyện đạo nhái, khiến bức tranh thời trang càng thêm lộn xộn. Chị nghĩ đâu là ranh giới giữa đạo thiết kế và trùng lặp ư tưởng?
- Tôi nghĩ nó cũng mong manh như ranh giới giữa gợi cảm và dung tục mà tôi đă đề cập trước đó. Ư kiến đánh giá như thế nào nằm ở khán giả, đúng hay sai th́ bản thân nhà thiết kế biết rơ nhất.
Mỗi người có một quan điểm riêng, tôi không muốn đưa ra đánh giá về chuyện của người khác.
- Trong trường hợp chị nhận được đơn đặt hàng may theo một mẫu trang phục có sẵn, chị sẽ phản ứng thế nào?
- Chắc chắn tôi sẽ từ chối v́ công việc hàng ngày của tôi khá bận. Tôi chỉ ra mắt những bộ sưu tập ḿnh thích và tâm huyết.
Hồi nhỏ, tôi từng kiếm tiền từ nghề may trang phục cho búp bê rồi và cũng “chảnh” lắm (cười). Khi thiết kế ra một bộ, bạn này, bạn kia thích và bảo may lại, nhưng tôi đều từ chối. Tôi không thích lặp lại mẫu thứ hai. Làm lại trang phục của chính ḿnh tôi c̣n c̣n không muốn, huống chi làm lại thiết kế của người khác.
vbf @ sưu tầm