Theo như dự kiến của quân đội Mỹ, vào cuối năm nay, Hải quân nước này có kế hoạch đưa tàu sân bay USS Gerald Ford - Hàng không mẫu hạm đắt nhất và tiên tiến nhất - vào sử dụng để dần thay thế tàu sân bay lớp Nimitz đă cũ. Tuy vậy, Nga cũng chẳng vừa, họ đang phát triển một thứ vũ khí mà theo họ đủ sức biến bất cứ chiếc Tàu sân bay nào thành sắt vụn!
tàu sân bay USS Gerald Ford
Tuy nhiên, theo nhà phân tích quân sự Sergei Ischenko của báo Svobodnaya, Nga th́ trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga. Tàu sân bay mới nhất và lớn nhất của Mỹ có nguy cơ trở thành một nghĩa trang nổi khổng lồ.
"Siêu tàu sân bay khổng lồ này có khả năng chứa tới 90 máy bay bao gồm cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu F-35. Nó đă ca ngợi về mức độ tự động hóa cao và kỷ lục 15 tỷ USD chi phí chế tạo".
"Tuy nhiên, một loạt các chuyên gia quân sự có uy tín của Mỹ đều cho rằng Siêu tàu sân bay hạt nhân tối tân nhất thế gới, tham vọng trở thành biểu tượng cho sức mạnh Mỹ trên các đại dương lại có thể trở nên lỗi thời trước cả khi nó được hoàn thành".
Tháng trước, Harry J. Kazianis, nhà phân tích quân sự và cố vấn cao cấp các vấn đề đối ngoại cho Trung tâm An ninh mới của Mỹ ở thủ đô Washington cho rằng:
"Nga và Trung Quốc - những quốc gia mà Lầu Năm Góc coi là thách thức lớn cho quân đội Mỹ - đang phát triển nền tảng tên lửa hành tŕnh có thể tấn công từ xa và hàng loạt
Với vũ khí như vậy, nếu chính xác, có thể biến tàu sân bay đắt giá của Mỹ thành nghĩa địa tỷ đô cho hàng ngàn thủy thủ Hoa Kỳ".
Và quan điểm của Kazianis không phải là quan điểm duy nhất, Jerry Hendrix, một chỉ huy hải quân đă nghỉ hưu và nay là nhà phân tích của Trung tâm An ninh mới của Mỹ ở thủ đô Washington cũng có quan điểm như vậy.
Thời hoàng kim của tàu sân bay sắp kết thúc
Ông cho rằng thời kỳ vàng son của tàu sân bay Mỹ đă kết thúc khi Trung Quốc và Nga bắt đầu biên chế các hệ thống tên lửa bờ biển tầm xa trong biên chế quân đội.
Hendrix đưa ra những giả định có thể khiến tàu sân bay Mỹ thất bại trong cuộc xung đột với Nga:
1. Khả năng tấn công chính của Hải quân Mỹ hiện đại là khả năng không kích của 30-40 F / A-18E / F Super Hornet. Để có thể thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bờ lănh thổ đối phương, cụm tàu sân bay tấn công Mỹ (CSG) sẽ phải tiến tới phạm vi 400 hải lư
Có nghĩa CSG sẽ nằm hoàn toàn trong phạm vi tấn công của hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển di động K-300P Bastion-P, được trang bị tên lửa Yakhont P-800 tầm bắn 600km với tốc độ March 3.
Hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển di động K-300P Bastion-P của Nga
2. Với kích thước to lớn, bất kỳ chuyển động nào của CSGs cũng có thể dễ dàng quan sát bằng vệ tinh không gian. Đối thủ có thể xác định vị trí để đưa ra biện pháp đối phó.
3. Khi CSGs c̣n cách mục tiêu hàng ngàn km, chúng đă có thể đă phải hứng chịu những đợt tấn công của Tu-22M3, máy bay ném bom tầm xa siêu âm được trang bị tên lửa Kh-22 chống tàu sân bay.
Với Tu-22M3, khoảng cách không là vấn đề bởi nó có khả năng tiếp liệu trên không.
4. Ngoài ra, Nga bắt đầu thử nghiệm và đưa vào sử dụng tên lửa siêu thanh 3M22 "Zircon". Tên lửa này có tốc độ gấp nhiều lần âm thanh, và những nỗ lực bảo vệ tàu là vô nghĩa.
Dự kiến quân đội sẽ được trang bị loại tên lửa này vào năm 2018.