Như vậy là Quân đội Mỹ sẽ chính thức trở lại hiện diện trên biển Đông! Đây là hành động sau khi Philippines tuyên bố cung cấp 8 căn cứ quân sự của nước này để Washington tùy chọn sử dụng. Với sự việc này, Mỹ đă có những bước tiến mạnh mẽ đảm bảo an ninh khu vực!
H́nh chụp tàu sân bay USS Enterprise của quân đội Mỹ tại căn cứ Hải quân Vịnh Subic, Philippines ngày 1/1/1993. Ảnh: Wikipedia
Chinanews (Trung Quốc) đưa tin, Bộ trưởng quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin hôm 4/2 tiết lộ, Manila sẽ cung cấp 8 căn cứ quân sự trong lănh thổ cho Mỹ lựa chọn.
Hồi tháng 4/2014, ông Gazmin và Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg đă đại diện chính phủ hai nước kư kết Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc pḥng Mỹ-Philippines có kỳ hạn 10 năm.
Theo đó, Manila sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự tại Philippines cũng như lưu trữ, bố trí vũ khí ở quốc gia này.
Ṭa án tối cao Philippines hôm 12/1 vừa qua đă tuyên bố Thỏa thuận trên phù hợp với quy định trong Hiến pháp.
Đây là "dấu mốc" mở ra cánh cửa cho phép quân đội Mỹ trở lại đồn trú trên lănh thổ Philippines với quy mô lớn và gia tăng sự hiện diện quân sự trên biển Đông, một động thái khiến Trung Quốc bất an.
Bộ trưởng Gazmin cho biết, Hội nghị quư 1/2016 của Ủy ban hợp tác an ninh, Ủy ban pḥng thủ chung Mỹ-Philippines đă được tổ chức.
Hội nghị xác định Mỹ được phê chuẩn lựa chọn các địa điểm căn cứ quân sự ở Philippines căn cứ theo Thỏa thuận đă kư. Quân đội Mỹ sẽ được bố trí luân phiên tại các căn cứ này.
Ông Gazmin tiết lộ, chính quyền Manila cung cấp cho phía Mỹ 8 địa điểm để lựa chọn và quyền quyết định cuối cùng thuộc về Washington.
Chinanews cho hay, Hiến pháp hiện hành của Philippines cấm quân đội nước ngoài lập căn cứ quân sự ở nước này.
Năm 1991, Thượng viện Philippines đă bỏ phiếu quyết định đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ. Nhưng đến 1998, song phương lại kư kết thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ trở lại, nhưng chỉ để tham gia các cuộc tập trận chung.
Kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền, mối quan ngại của Bắc Kinh đối với lộ tŕnh hợp tác quân sự Mỹ-Philippines ngày càng trở nên rơ ràng khi tần suất các cuộc tập trận chung giữa hai nước này ngày càng dày đặc.
Điều này phần nào giúp làm gia tăng tầm ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ trên biển Đông nhằm kiềm chế các hành động bành trướng của Trung Quốc, nhưng chưa phải là đủ.
Với việc được chấp thuận đưa binh lính trở lại đóng tại Philippines, quân đội Mỹ sẽ thuận lợi hơn nhiều trong vấn đề ra, vào, tuần tra ǵn giữ tự do hàng hải cũng như khiến Bắc Kinh phải "dè chừng" hơn trong các hoạt động bồi lấp, cải tạo trái phép trên biển Đông.
Đại sứ Mỹ Goldberg mới đây cũng nhấn mạnh, quân đội Mỹ sẽ không lợi dụng thỏa thuận hợp tác với Manila để thiết lập căn cứ quân sự mới tại Philippines mà "chỉ đặt cơ sở hạ tầng trong phạm vi căn cứ của của quân đội Philippines".
Những cơ sở hạ tầng và trang thiết bị mà phía Mỹ xây dựng cũng chỉ thực hiện sau khi hai bên đạt được nhất trí, ông cho biết.