Các mặt hàng Trung Quốc giờ đây chính dân nước này cũng phải quay lưng về chất lượng của nó. Đặc biệt là thực phẩm, họ cảm thấy bị đe dọa tính mạng về tính an toàn. Để tự bảo vệ sức khỏe của ḿnh, hiện nhiều người dân Trung Quốc phải t́m kiếm người đi chợ tận nước Úc.
Sữa bột trẻ em được sản xuất tại Úc trở thành một trong những mặt hàng được “săn đón” nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những hộp sữa rỗng bỗng thành mồi ngon của các đối tượng làm hàng giả tại nước này.
Nỗi lo hàng giả
Theo một người Trung Quốc chuyên mua sữa ở Úc mang về nước bán lại, khách hàng của ông ta đề nghị mua lại những hộp sữa rỗng Bellamy’s và A2. Mục đích của họ là đổ sữa khác vào hộp để bán lại - một hành vi khiến học giả Jennifer James thuộc Trường ĐH RMIT (Úc) đưa ra cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc chuộng hàng xách tay từ Úc bởi lo ngại nạn hàng giả và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước. V́ thế, hàng ngàn người mua sắm Trung Quốc chuyên đáp ứng nhu cầu này, gọi là “daigou”, đang hoạt động khắp nước Úc, trong đó riêng TP Sydney có hơn 3.000 người.
Hành vi thu gom hàng hóa, nhất là sữa bột, tại các siêu thị của “daigou” vấp phải phản ứng của người dân địa phương. Một người mẹ ở Sydney kể với hăng tin Fairfax rằng cô nh́n thấy 15 người đàn ông nhận tiền thay phiên nhau mua sữa bột trong một siêu thị (mỗi lần chỉ mua được 2 hộp) cho đến khi họ mua được 40 hộp sữa.
Thu nhập không tồi là một trong những yếu tố dẫn đến sự bùng nổ của “daigou”. Một cô gái tên Sophie He ở Sydney cho biết mỗi tuần cô gửi về quê nhà đến 60 hộp sữa bột trẻ em, 40 lọ vitamin với mức phí tương đương 25% giá trị sản phẩm. Trang web HotCopper dẫn trường hợp một người đàn ông tuyên bố kiếm được 600 USD/tuần khi bán sữa bột cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Người Trung Quốc mua và chất sữa bột lên xe ở TP Melbourne - ÚcẢnh: NEWS.COM.AU
Món ǵ cũng gom
Cư dân ở Trung Quốc không chỉ mua sữa bột mà c̣n để mắt đến cả thực phẩm tươi, quần áo, mật ong, thức ăn cho thú cưng và dược phẩm tại Úc. Các loại vitamin của những công ty như Swisse, Blackmores hay Thompson rất được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Ngoài ra, cô Sophie He cho biết dạo gần đây c̣n nhận cả yêu cầu mua hải sản và trái cây Úc.
Do nỗi lo hàng giả của người Trung Quốc, những “daigou” muốn tự thân tiếp cận càng gần nguồn càng tốt để có thể bảo đảm xuất xứ. Dù vậy, một công dân Úc gốc Hoa chia sẻ với báo The Sydney Morning Herald rằng cô không nhận yêu cầu mua thực phẩm tươi sống v́ khâu vận chuyển hiện c̣n tốn kém.
Trong khi đó, ông Michael Ding, một chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin ở Melbourne, dự đoán nhu cầu ở Trung Quốc đối với thịt ḅ, trứng và thực phẩm tươi sống Úc là rất lớn nếu “daigou” có thể t́m được nguồn cung trực tiếp, đáng tin cậy và phương thức vận chuyển hiệu quả. Sau khi mất niềm tin vào các nhà bán lẻ địa phương, người Trung Quốc giờ đây buộc phải đặt cược vào những mối quan hệ cá nhân, cũng như gợi ư của “daigou” ở nước ngoài, với hy vọng có được những sản phẩm thật để dùng.
Therealtz © VietBF