Mặc dù đă được giải phóng khỏi sự thống trị của IS nhưng người dân tại thành phố Ramadi vẫn đang phải sống trong t́nh cảnh khốn khổ, hoang tàn. Thành phố Ramadi giờ đây đă biến thành một “thành phố ma” với những di chứng c̣n để lại của chiến tranh đến đau thương. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Vừa lái xe bọc thép đi chậm trên con đường đất, băng qua những đống đổ nát hoang tàn ở thành phố chiến lược Ramadi, tướng Ali Jameel, quan chức chống khủng bố Iraq, vừa kể về những ǵ diễn ra tại đấy suốt hơn ba tuần qua.
Chỗ này là xác của 4 chiếc xe tăng bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đốt. Kia là ngôi nhà của một cảnh sát bị IS cho nổ tung. Ở đó từng có khu biệt thự nhưng nay chỉ c̣n lại một đống gạch vỡ v́ đ̣n không kích của liên quân, Jameel miêu tả.
Dừng chân tại một khu dân cư, Jameel đứng trước một đống tàn tích lớn đến độ người ta khó có thể tưởng tượng ra những ṭa nhà ban đầu ở đây được bố trí ra sao. Ông ngừng lại một lúc khi được hỏi người dân sẽ trở về nhà bằng cách nào.
"Nhà ư? Làm ǵ c̣n nhà nào nữa", Jameel nói với New York Times.
Việc lực lượng an ninh Iraq tái chiếm thành phố Ramadi từ tay IS được ca ngợi như một cú đánh chí mạng khiến phiến quân choáng váng, đồng thời là bằng chứng cho thấy chiến lược chống IS của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua triển khai không kích hỗ trợ các lực lượng mặt đất ở địa phương đă phát huy tác dụng. Song, khi IS bị đẩy lùi cũng là lúc bức tranh u tối, ảm đạm về cuộc sống trên mảnh đất này hiện ra.
Các cuộc không kích của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu được cho là đă khiến phiến quân mất khoảng 30% diện tích đất chiếm đóng tại Iraq và Syria. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi từng tuyên bố 2016 sẽ là năm mà IS "biến mất khỏi Iraq".
Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đặt ra là những chiến thắng ấy sẽ để lại điều ǵ phía sau. Tại thị trấn Kobani, Syria, hay Sinjar, Iraq, đi kèm với thắng lợi vẻ vang của liên quân là một cộng đồng dân cư bị phá hủy đến mức gần như không c̣n khả năng hồi sinh. Và để đánh bại hoàn toàn IS, nhiều thành phố, thị trấn, làng mạc khác cũng có thể sẽ phải chịu chung số phận.
Ramadi đang rơi vào t́nh cảnh tương tự. Dấu tích của chiến tranh hiện diện ở khắp các ngơ ngách trong thành phố.
Đường phố Ramadi lúc này, chỗ bị phá huỷ hoàn toàn, nơi th́ gạch đá bao phủ, ngắt quăng bởi những hào công sự. Để tiến vào trung tâm chỉ huy ở khu vực phía tây nam, lực lượng vũ trang Iraq phải đi qua những con đường quanh co, gập ghềnh, đầy bụi bặm. Xung quanh họ là những khu nhà đổ nát, những cửa hàng bỏ hoang găm đầy mảnh đạn hay những hố bom lớn bằng cả bể bơi.
Nhà chức trách khuyến cáo toàn bộ khu vực vẫn chưa an toàn do có thể c̣n sót nhiều bom ḿn IS để lại. Cư dân ở đây cũng thưa thớt dần. Không điện, không nước sạch, mọi nhu yếu phẩm đều phải chuyển từ nơi khác tới. Giao thông trở nên ách tắc khi xe chở hàng chen chúc, len lỏi giữa những chiếc xe thiết giáp xù x́.
Nhiều cây cầu bắc qua hai ḍng sông chảy trong thành phố đă bị IS phá hủy. Các phương tiện hiện phải đi đường ṿng xuống phía nam để qua một chiếc cầu phao do quân đội Mỹ xây.
Khu phức hợp hành chính ở trung tâm thành phố vẫn vắng bóng người. Chỉ có một nhóm nhỏ lính Iraq đứng canh gác v́ IS vẫn tiếp tục nă pháo cối vào đây. Mặt tiền bằng kính của đồn cảnh sát phía ngoài toà nhà đă vỡ vụn.
Chuyến đi xuyên thành phố phần nào cho thấy chiến thuật mà IS đang sử dụng. Nhiều hầm ngầm được đào ngay phía dưới những con đường. Lối đi giữa các ngôi nhà bị phủ vải đen hoặc gỗ ván nhằm tránh sự theo dơi của máy bay do thám.
Tướng Abdul-Ghani al-Asadi, chỉ huy lực lượng Iraq, cho hay IS pḥng thủ chủ yếu bằng bom ḿn gài trong các toà nhà hay trên những con phố và đáp trả bằng các cuộc tấn công tự sát.
Sĩ quan quân đội Iraq và liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu đổ lỗi cho phiến quân v́ đă tạo ra đống hoang phế này ở Ramadi.
"Thiệt hại hoàn toàn do bàn tay của IS v́ nếu không có sự hiện diện của chúng, ta cũng không phải ném bom", đại tá Steven H. Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nhấn mạnh.
Nhưng giới quan sát nhận định sự phụ thuộc quá lớn vào không quân rơ ràng cũng góp phần dẫn tới t́nh trạng trên. Liên minh chống IS đă triển khai hơn 630 lượt không kích tại khu vực từ tháng 7 năm ngoái đến nay. Tướng Asadi cho biết lực lượng chống khủng bố chỉ tiến vào thành phố sau khi liên minh dọn xong đường cho họ.
Các quan chức địa phương lo ngại việc hồi sinh Ramadi sẽ trở thành một nhiệm vụ bất khả thi bởi chi phí quá lớn, trong khi ngân sách Iraq đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ việc giá dầu lao dốc.
Mỹ cùng đồng minh cam kết hỗ trợ 50 triệu USD cho Quỹ Tái thiết Iraq của Liên Hợp Quốc. Song, ông Sabah Karhout, người đứng đầu hội đồng tỉnh Anbar, ước tính số tiền cần thiết có thể lên đến 12 tỷ USD.
"Ramadi giờ là một thành phố ma", ông nói. "Nếu không có sự trợ giúp tích cực từ quốc tế, nơi đây sẽ không thể phục hồi".
Khalida Ali, 56 tuổi, và gia đ́nh 9 người của bà quyết định bám trụ lại Ramadi khi IS chiếm đóng nơi này hồi tháng 5 năm ngoái. Dù đă cố gắng hạn chế ra khỏi nhà, bà từng một lần bị tay súng bịt mặt hành hung v́ không đeo khăn đen và che kín mặt khi đi chợ. IS sau đó bắt giữ em trai chồng bà, vốn là một sĩ quan cảnh sát, rồi chặt đầu ông giữa phố. Bà kể câu chuyện của ḿnh trong khi đang sống tại một căn lều tạm.
Theo bà Ali, phiến quân IS ngăn không cho người dân rời đi nhằm lấy họ làm lá chắn sống. Nhưng khi lực lượng vũ trang Iraq tiến vào thành phố, gia đ́nh bà đă gia nhập cùng một nhóm người xông thẳng lên tiền tuyến.
Trên đường đi, nhóm này gặp phải bẫy ḿn của IS. Con dâu và cháu trai sơ sinh của bà thiệt mạng. Ali không chắc liệu nhà ḿnh có c̣n nguyên vẹn không nhưng bà nhất quyết phải quay về.
"Đó là nơi chúng tôi sinh ra", bà nói. "Chúng tôi không thể rời bỏ Ramadi được".
vietbf @ sưu tầm