Điện thoại là vật quen thuộc với con người hiện nay. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ con người. Đây là những tổn hại mà điện thoại gây ra cho con người.
Làm tăng nguy cơ ung thư năo
Mới đây một số nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Ukraine cho rằng, người nào thường xuyên sử dụng điện thoại di động sẽ có nguy cơ bị ung thư năo cao hơn 3-5 lần.
Nghiên cứu cho thấy nếu tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại di động làm tăng nguy cơ ung thư năo, đặc biệt là khi áp vào tai. Người được cho là sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu này là dùng trên 20 phút mỗi ngày liên tục suốt 5-10 năm.
Sử dụng điện thoại di động thường xuyên có nguy cơ bị ung thư năo. Ảnh: Internet
Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên: "Tiếp xúc càng ít với điện thoại di động càng tốt. Hăy giảm thời gian gọi, tránh xa máy móc nếu thấy không cần thiết và xem xét việc thay thế bằng điện thoại cố định".
Trước đó, các nghiên cứu của những nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới khẳng định điện thoại di động có thể gây ung thư, như: ung thư năo, u tế bào thần kinh… Loại bức xạ phát ra từ thiết bị này không như tia X, nhưng lại giống với ḷ vi sóng siêu nhỏ, làm nóng tế bào năo, gây rối loạn sự phát triển của năo dẫn đến ung thư.
Người sử dụng điện thoại di động trên 10 năm có nguy cơ bị u Glioma tế bào thần kinh gấp đôi người không sử dụng. Nhiều người có răng sâu trám bằng kim loại cho biết họ cảm thấy nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện bằng điện thoại di động.
Khi sử dụng điện thoại di động, mọi người nên để xa cơ thể, chờ kết nối được mới áp vào tai nghe. Không nên dùng di động để “tám”, và đặc biệt không để điện thoại cạnh gối khi ngủ.
Ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và tăng mức độ căng thẳng
Trong nghiên cứu tiến hành ở Anh, các nhà khoa học đă phân tích ảnh hưởng của thiết bị di động trong suốt cuộc tṛ chuyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người nói chuyện với nhau gần thiết bị di động nhận thức kém tích cực hơn người không sử dụng.
Sử dụng điện thoại di động thường xuyên có thể làm tăng mức căng thẳng của thần kinh, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm... Ảnh Internet
Các nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho kết quả, sử dụng điện thoại di động thường xuyên có thể làm tăng mức căng thẳng của thần kinh, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm... thông qua tiếng chuông cảnh báo, độ rung.
Ảnh hưởng đến tim và tinh trùng
Nhiều người có thói quen đeo điện thoại di động trước ngực để tiện sử dụng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy việc làm này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ nội tiết của cơ thể. Người bị bệnh về tim mạch nên tránh để điện thoại di động trước ngực.
Thói quen để điện thoại lâu trước ngực và túi quần của nhiều người rất nguy hiểm. Ảnh: Internet
Việc nhiều người đàn ông thường xuyên đeo điện thoại ở eo lưng và để trong túi quần có nguy cơ ảnh hưởng chức năng sinh sản, số lượng tinh trùng ít hơn so với người b́nh thường. Nguyên là do sóng điện từ sinh ra khi thu phát tín hiệu sẽ bức xạ đến tinh trùng hoặc trứng trong cơ thể, làm sản sinh các ADN biến dạng. Khi sử dụng điện thoại nên để tránh xa vùng eo, lưng và không nhét trong túi quần.
Có thể gây tổn thương mắt, điếc tai vĩnh viễn
Nếu sử dụng điện thoại thời gian quá lâu có thể gây tổn thương mạnh cho mắt và các bộ phận khác. Theo đó, khi nghe điện thoại, sóng bức xạ điện từ gây ra sẽ tổn hại đến nhăn cầu, phá vỡ chức năng tiếp nhận thông tin của tế bào. Nếu nghe điện thoại mỗi ngày 1 giờ có khả năng gây tổn thương về thính lực vĩnh viễn, và có thể gây điếc tai vĩnh viễn không thể khôi phục.
Cách giảm tác hại của sóng điện thoại
Với thời buổi hiện nay không thể thiếu chiếc điện thoại để liên lạc, trao đổi thông tin, công việc, tuy nhiên như đă phân tích ở trên th́ thiết bị này cũng có nhiều nhược điểm, vậy làm cách nào để tránh hoặc giảm thiểu ảnh hưởng bức xạ điện từ của nó?
Hạn chế gọi điện quá lâu, nên để xa khi nghe v́ như vậy sẽ giúp giảm biên độ bức xạ tới 4 lần. Không dùng khi hết pin, tránh quay đầu điện thoại vào người. Di chuyển vị trí của điện thoại thường xuyên khi nói chuyện để sóng điện từ không tập trung vào một điểm duy nhất trên cơ thể. Không để gần đầu và quá lâu trong túi quần.
VietBF © Sưu Tầm