Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch và xuất hiện dư chấn tại nước này, Nhật Bản lập tức thực hiện các chuyến bay kiểm tra mức phóng xạ. Theo đó Bộ Quốc pḥng Nhật Bản đă phái đi 3 máy bay huấn luyện Kawasaki T-4 được trang bị các thiết bị đặc biệt để thu thập bụi nguyên tử để xác định mức độ nguy hiểm.
Theo một quan chức thuộc Cơ quan Pháp quy hạt nhân (NRA) của Nhật Bản, kết quả xét nghiệm các mẫu bụi mà máy bay thu thập được sẽ được công bố vào ngày 7-1.
Giới chức Mỹ cũng cho biết sẽ điều máy bay chuyên dụng tới bán đảo Triều Tiên để xác minh liệu nước này có thử hạt nhân hay không và nếu có th́ đây là vụ thử loại ǵ.
Loại máy bay trinh sát này có khả năng thu thập mẫu và phân tích thành phần không khí. Máy bay này thường dùng trong các trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân.
Nhật Bản chuẩn bị xuất kích máy bay ḍ phóng xạ. Ảnh: Sputnik
Nga kêu gọi tất cả các bên không có các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng tại Đông Bắc Á. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, nếu đúng Triều Tiên thử bom H th́ điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế cũng như các nghị quyết hiện có của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hăng tin ABC News của Úc dẫn lời người phát ngôn hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ cho biết: “Lực lượng của Mỹ ở Hàn Quốc đă nắm được thông tin. Chúng tôi đang rất cảnh giác và cam kết phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc để duy tŕ an ninh trên bán đảo Triều Tiên”.
Trước đó, vào ngày 10-12-2015, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng tuyên bố nước này có bom nhiệt hạch và sẵn sàng dùng chúng để bảo vệ chủ quyền lănh thổ. “Nếu không có hành động xâm lược nào nhằm vào Triều Tiên, chúng tôi sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân. Cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch đưa Triều Tiên lên một tầm cao mới về năng lượng hạt nhân” - hăng thông tấn Triều Tiên KCNA tuyên bố mới đây.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao Mỹ cho hay phải mất vài ngày mới có thể thu được dữ liệu khoa học để xác định xem liệu đây có phải là một cuộc thử nghiệm thành công hay không.
Mặc dù không tin Triều Tiên thử bom nhiệt hạch nhưng Hàn Quốc vẫn triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lên án: “Đây rơ ràng là hành động khiêu khích, đe dọa cuộc sống của người dân và an toàn trong khu vực. Hàn Quốc đă liên tục cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá về việc thử nghiệm hạt nhân”.
Người dân tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc đi ngang qua một màn h́nh đang đưa tin về trận động đất ở Triều Tiên hôm 6-1. Ảnh: AP
Phản ứng trước hành động của Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Trung Quốc phản đối mạnh mẽ vụ thử nghiệm bom H của Triều Tiên. Chúng tôi sẽ triệu tập các quan chức cấp cao và đại sứ Triều Tiên để thảo luận nghiêm túc về vấn đề này”.
Người dân sống ở tỉnh Cát Lâm, gần biên giới Trung Quốc - Triều Tiên "cảm nhận rất rơ” chấn động, theo Đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc (CCTV). Ví dụ, người dân ở thị xă Diên Cát chứng kiến bàn ghế rung lắc dữ dội trong vài giây, một số công ty sơ tán nhân viên. Học sinh tại một trường trung học ở Cát Lâm cũng được giải tán khi đang tham dự một kỳ thi do sân trường bị nứt nẻ do chấn động.
Trong khi đó, người dân ở thủ đô B́nh Nhưỡng của Triều Tiên bất chấp trời lạnh đă tập trung trước màn h́nh lớn gần ga tàu để theo dơi bản thông điệp chính thức về vụ thử bom H do truyền thông trong nước phát đi.
P
Người dân B́nh Nhưỡng vui mừng trước vụ thử. Ảnh: AP
Therealtz © VietBF