Cuộc thi hoa hậu hoàn vũ đă kết thúc được gần một tuần vừa qua nhưng cơn sốt cũng như những phân tích mổ xẻ về một chương tŕnh tầm cỡ lớn của thế giới lại xảy ra những sơ xuất hi hữu và thật tệ hại đến vậy.
Những góc tối của cuộc thi hoa hậu đă được hé lộ sau màn trao nhầm giải hy hữu.
Có thể nói, trong những ngày cuối tháng 12 này, sự kiện trao nhầm giải trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe 2015) là đề tài “nóng” trên mọi diễn đàn. Dù đă qua một tuần, những hệ lụy do MC “tội đồ” Steve Harvey gây ra có vẻ vẫn chưa kết thúc. Mới đây, Maja Cukic - đại diện Montenegro tại Miss Universe tiếp tục trở thành tâm điểm công kích của cộng đồng mạng v́ hành động của ḿnh sau màn trao nhầm giải.
Hoa hậu Montenegro vừa trở thành tâm điểm công kính v́ thể hiện thái độ không hài ḷng với kết quả khi Philippines giành vương miện
Cụ thể, người đẹp Montenegro đă thể hiện sự giận dữ của ḿnh rất rơ ràng. Cô thậm chí c̣n bỏ vị trí của ḿnh và liên tục nói: “Không, không”, cho thấy sự không hài ḷng với kết quả. V́ cách hành xử này, trang cá nhân Facebook của hoa hậu Montenegro đă bị người hâm mộ Philippines “dội bom”.
Cô bị gọi bằng đủ mọi từ không mấy hay ho và tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Montenegro thậm chí đă phải đứng lên thay mặt Maja xin lỗi người Philippines và hoa hậu Pia Alonzo Wurtzbach.
Câu chuyện về cách hành xử trên cương vị của một hoa hậu và thái độ “cuồng” quá đà của một số fan sắc đẹp chỉ là một phần rất nhỏ trong những scandal kéo theo sau màn trao nhầm giải không khác ǵ sân khấu hài kịch vừa qua. Trước những tin tức hằng ngày cập nhật trên mặt báo và các diễn đàn sắc đẹp, không ít người hâm mộ tỏ ra hoài nghi: Liệu những đấu trường nhan sắc có “c̣n cửa” trong ḷng công chúng trong tương lai?
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới năm nay là một trong những lư do khiến nghi ngờ này của khán giả hoàn toàn có cơ sở. Chỉ cần nh́n vào quá tŕnh tổ chức trong ṿng chung kết, không ít người nhận ra, các hoạt động của cuộc thi năm nay không nhiều, chủ yếu là các phần chụp ảnh của thí sinh. Cuộc thi cũng được tổ chức tại quê hương Mỹ và là lần thứ 4 trong 6 năm trở lại đây.
Hoạt động của ṿng chung kết Miss Universe khá chóng vánh, gói gọn trong các phần chụp ảnh được đẩy mạnh nhờ các diễn đàn sắc đẹp
Việc một chương tŕnh lớn, mang tầm cỡ thế giới liên tục được đưa về quê hương tổ chức khiến không ít người cho rằng, tổ chức Miss Universe dường như đang muốn “thắt lưng buộc bụng” trong t́nh cảnh kinh tế cả thế giới đang đi xuống.
Người hâm mộ vừa “nguôi ngoai” khi thấy sân khấu hoành tráng, áp dụng những kỹ thuật hiện đại của đêm chung kết, th́ lại tiếp tục sốc với màn trao nhầm giải hy hữu chỉ có thể tưởng tượng trong phim ảnh. Việc một MC kinh nghiệm như Steve Harvey… đọc sai tên người thắng cuộc dẫn tới hai “thuyết âm mưu”:
Một là Philippines “mua giải” và Miss Universe đă chấp thuận. Hai là, ban tổ chức đang dàn dựng một màn “kịch vui”, để tăng tỷ suất người xem, vốn đang giảm dần từng năm. Giả thuyết nào đúng, chưa ai có câu trả lời, chỉ biết rằng cả hai giả thuyết này đều dựa trên tính toán về vấn đề… kinh tế.
Bên cạnh đó, việc hàng loạt đại diện được đánh giá cao như Ấn Độ, Việt Nam, Peru… không lọt top cũng khiến nhiều người băn khoăn: Phải chăng “thương hiệu quốc gia” của các người đẹp này không được IMG – công ty nắm bản quyền cuộc thi đánh giá cao. Lư do chỉ có thể là: Những đại diện này không đến từ một quốc gia giàu có, hay một cường quốc sắc đẹp, và thiếu tính thương mại, giải trí.
Màn trao nhầm giải đầy tai tiếng bị cho là cách PR cho thương hiệu Miss Universe để "cứu văn" tỷ lệ người xem đang giảm
Urvashi Rautela, đại diện Ấn Độ lên tiếng "tố" cuộc thi thiếu công bằng
Câu chuyện sau cuộc thi lại càng khiến nhiều người thất vọng hơn nữa. Về bản chất, các đấu trường sắc đẹp hướng tới những cô gái đẹp về h́nh thức, trí tuệ và cả nội tâm. Thế nhưng những ǵ mà một số đại diện nhan sắc thể hiện sau cuộc thi dường như đang đi ngược lại những thông điệp mà họ muốn mang tới.
Sau màn trao nhầm giải đêm chung kết, dàn thí sinh Nam Mỹ tỏ ra phẫn nộ và không ngại ngần bỏ rơi tân hoa hậu Pia Alonzo để tới an ủi đại diện Colombia Ariadna Gutierrez. Họ cũng tạo thành ṿng vây quanh đại diện Colombia, khiến người đẹp Philippines không thể bước vào bên trong an ủi. Những cô gái này cũng liên tục hô to: “Colombia! Colombia!”, tạo thành một t́nh huống hỗn loạn, khó xử trên sân khấu, thậm chí không chịu rời đi khi được yêu cầu.
Câu chuyện chưa kết thúc ở đó khi ngay ngày hôm sau, trên hàng loạt trang báo và diễn đàn sắc đẹp, các đại diện này bắt đầu lên tiếng. Đại diện Đức khẳng định: “Không ai bầu cho Philippines” để rồi phải xin lỗi trên trang cá nhân. Đại diện Mỹ bị dọa giết v́ dám… cười khi MC trao nhầm giải, đại diện Ấn Độ cho rằng Philippines đă được thiên vị ngay từ đầu.
Đại diện Đức xin lỗi v́ đă nói những lời làm tổn thương tân hoa hậu Hoàn vũ. Những câu chuyện hậu trường này liên tục được lên mặt báo và được chú ư hơn nhiều...
... so với một đêm chung kết Miss World diễn ra khá trơn tru
Người đẹp bộc lộ sự phẫn nộ, người hâm mộ cũng “không phải dạng vừa”. Đại diện các cường quốc “bị tổn thương” là Philippines và Colombia dậy sóng trên các diễn đàn. Đại diện các quốc gia được kỳ vọng nhưng vẫn out top cũng “gây băo” với không ít b́nh luận khiếm nhă.
Trong khi đó, Hoa hậu Thế giới (Miss World) – cuộc thi lớn sánh ngang Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) được đánh giá là có phần tổ chức tương đối bài bản, nhiều hoạt động lại không được quan tâm nhiều do diễn ra cùng thời điểm. Một đêm chung kết diễn ra trơn tru, một cuộc thi có ít scandal lại chẳng c̣n thu hút người xem. Thậm chí tân hoa hậu đến từ Tây Ban Nha khi về nước cũng chẳng hề “trống kèn” hay được fan đưa đón.
Điều mà người ta cần lưu tâm trong các cuộc thi, là nhan sắc và những mục đích cao đẹp mà cuộc thi đề ra dường như đang dần bị lăng quên… Sau “cuồng phong” hậu đăng quang, không ít khán giả giật ḿnh: Phải chăng những đấu trường nhan sắc đang dần đi tới ngày tàn, khi sắc đẹp không c̣n là điều duy nhất thực sự được tôn vinh?
***