Tổ chức khủng bố Al-Qaeda rất cay cú khi bị mất vị thế "bá chủ" vào tay IS. Tỏ chức này đang liên tục tấn công các mục tiêu phương Tây ở Trung Đông và châu Phi bị IS chiếm đóng. Hai tổ chức này đang tranh chấp thị trường khủng bố và việc chúng đánh nhau sẽ dẫn tới chủ nghĩa khủng bố diệt vong nhanh hơn.
Một con tin tháo chạy khỏi khách sạn Radiso Blu ở thủ đô Mali, bị phiến quân Al-Qaeda tấn công hồi tháng 11- Ảnh: NRP
Sau khi tách khỏi Al-Qaeda gần hai năm trước, IS trở thành tổ chức lănh đạo phong trào “thánh chiến Hồi giáo” toàn cầu. IS lập nhà nước ở Iraq và Syria, thực hiện các cuộc thảm sát đẫm máu để phục vụ chiến dịch tuyên truyền trên mạng Internet, qua đó thu hút hàng chục ngh́n tay súng cực đoan khắp thế giới.
Vụ đánh bom máy bay Nga ở Ai Cập, đánh bom khủng bố tại Libăng và cuộc thảm sát ở Paris (Pháp) càng tăng cao uy tín của IS trong mắt cực đoan toàn cầu. IS cũng đang thành lập nhiều nhóm chi nhánh bên ngoài lănh thổ Iraq và Syria.
T́nh báo phương Tây khẳng định nhiều thành viên Al-Qaeda đă gia nhập IS. Nhưng Al-Qaeda không chấp nhận đầu hàng.
Theo báo Washington Post, trong những tháng gần đây nhiều một số nhóm chi nhánh của Al-Qaeda liên tục tấn công nhiều mục tiêu phương Tây và mở rộng kiểm soát các vùng lănh thổ ở các nước đang có chiến tranh.
Cũng chiếm đóng lănh thổ
Al-Qaeda cũng tăng cường chiến dịch tuyên truyền để cạnh tranh ảnh hưởng với IS. Cuộc đối đầu này càng khiến Yemen, Syria và nhiều quốc gia châu Phi ch́m sâu vào bất ổn.
“Đây là cuộc đua của sự hủy diệt. Rơ ràng là chiến trường của các nhóm cực đoan đang mở rộng ra đáng kể trong những tháng qua” - chuyên gia an ninh Trung Đông Theodore Karasik khẳng định.
Giáo sư Fawaz Gerges thuộc Trường Kinh tế London (Anh) cho biết vụ tấn công ngày 20-11 tại khách sạn Radison Blu ở Bamako, thủ đô Mali, là ví dụ cụ thể. Trong cuộc tấn công này các tay súng cực đoan bắt giữ 170 con tin và 20 trong số đó thiệt mạng. Nhóm khủng bố Al-Qaeda tại Bắc Phi là thủ phạm thực hiện cuộc thảm sát này.
“Vụ tấn công Mali đă kích động làn sóng ủng hộ Al-Qaeda trên mạng xă hội. Rơ ràng Al-Qaeda đang cố tổ chức các vụ tấn công quy mô lớn để chứng tỏ vị thế. Al-Qaeda vẫn c̣n rất nhiều sức sống trên phạm vi toàn cầu” - giáo sư Gerges nhấn mạnh.
Và cũng giống như IS, Al-Qaeda đă bắt đầu áp dụng chiến thuật chiếm đóng lănh thổ tại các quốc gia Trung Đông đang ch́m trong chiến tranh. Tại Yemen, nhóm Al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập (AQAP) đă chiếm được phần lớn Hadramaut, tỉnh lớn nhất của nước này.
Trước đây chính phủ Mỹ liệt AQAP vào dạng chi nhánh nguy hiểm nhất của Al-Qaeda. Chính AQAP là nhóm đứng sau vụ thảm sát tại ṭa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris hồi tháng 1-2015 khiến 12 người thiệt mạng.
Vài tuần qua, AQAP cũng chiếm thành công một số thị trấn trọng yếu ở tỉnh Abyan của Yemen bất chấp các đợt không kích bằng máy bay không người lái của quân đội Mỹ đă tiêu diệt nhiều thủ lĩnh của nhóm. Các quan chức chính phủ Yemen thừa nhận AQAP thể hiện rơ ư đồ cạnh tranh với IS và đang mở chiến dịch chiêu mộ cực đoan.
Tránh chiến thuật tàn bạo của IS
AQAP cũng tăng cường tấn công khủng bố các địa điểm dân sự tại Yemen, ám sát quan chức chính phủ Yemen.... AQAP cũng mở chiến dịch tuyên truyền tại Yemen, kêu gọi cực đoan không gia nhập IS. “Al-Qaeda ở Yemen muốn hành động nhanh để ngăn chặn nguy cơ IS chiếm Yemen” - một nhà báo tại đây khẳng định.
Trong khi đó ở Syria, chi nhánh của Al-Qaeda là nhóm Mặt trận Al-Nusra cũng đang hoạt động dữ dội, liên tục tổ chức tấn công quân đội và các cơ sở của chính phủ Syria. Al-Nusra sẵn sàng hợp tác với các nhóm nổi dậy ở Syria và vài tháng trước đă cùng lực lượng nổi dậy đánh bật quân đội Syria ra khỏi các thành phố Idlib, Jisr al-Shughour và Ariha.
Giới quan sát cho biết ở Syria và Yemen, Al-Qaeda tránh sử dụng các chiến thuật quá tàn bạo của IS như thảm sát người Hồi giáo và áp dụng luật Hồi giáo cực kỳ hà khắc. Thủ lĩnh tối cao Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri đă nhiều lần lên án IS sát hại người Hồi giáo và kêu gọi cực đoan tập trung tấn công phương Tây.
Thậm chí hồi đầu tháng 12 này, Al-Qaeda c̣n tung lên mạng đoạn video dài 17 phút cho thấy các thành viên của chúng cung cấp hàng cứu trợ cho người dân gặp khó khăn v́ băo tố ở Yemen.
“Al-Qaeda đang chọn con đường dài, đang t́m cách tích hợp lực lượng của chúng vào các cộng đồng cư dân địa phương” - chuyên gia Aaron Zelin của Viện Chính sách Cận Đông (Mỹ) nhận định.
Và đối với IS, Al-Qaeda tỏ ra hết sức mạnh tay. Tại Libya, các tay súng Al-Qaeda tuyên chiến với IS từ tháng 10 và đă mở nhiều cuộc tấn công IS. Nhóm cực đoan Al-Shabab tại Somalia từng thề trung thành với Al-Qaeda trừng phạt tàn nhẫn bất kỳ thành viên nào bày tỏ thái độ ủng hộ IS.
“Mô h́nh của Al-Qaeda vẫn c̣n sức hút và có quá nhiều người đă đánh giá thấp nhóm khủng bố này thời gian qua” - ông Zelin nhấn mạnh.
Chuyên gia chống khủng bố Seth Jones của tổ chức RAND Corp (Mỹ) cảnh báo: “Al-Qaeda giờ không c̣n được xem là hấp dẫn hay là nhóm lănh đạo khủng bố toàn cầu, nhưng chúng chưa hề bị đánh bại”.
Therealtz © VietBF