Đó là kế hoạch của Nhật Bản. Theo đó Nhật sẽ cùng với Mỹ, Úc và Ấn Độ tạo nên “Khối kim cương các nền dân chủ” để chặt đứt tư tưởng bá chủ thế giới của Trung Quốc. Mộng của Trung Quốc không thể thực hiện được khi dù là nước lớn nhưng chỉ "đơn thương độc mă".
Những năm gần đây, quan hệ Nhật - Trung tồn tại nhiều vấn đề căng thẳng. (Nguồn: AP)
Tuy nhiên, với những ǵ đang diễn ra, dường như Nhật Bản đang kiên nhẫn và thận trọng tạo ra những liên minh trên cơ sở tăng cường quan hệ quân sự với các nước khác trong khu vực, cũng với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.
Đầu tiên, Nhật Bản đang phát triển quan hệ quân sự với Australia. Mặc dù Australia chỉ là cường quốc bậc trung, song lợi ích mà nước này mang lại cho Nhật Bản thậm chí c̣n lớn hơn lợi ích mà Ấn Độ mang lại.
Nguyên nhân là bên cạnh vị trí chiến lược gần điểm giao cắt giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông, Australia c̣n là nước xuất khẩu một loạt tài nguyên khoáng sản sang Trung Quốc. Các nguồn tài nguyên này rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và cho phép Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Australia.
Ngoài Australia, Nhật Bản đang phát triển quan hệ quân sự và kinh tế với một loạt nước Đông Nam Á, trong đó đáng chú ư nhất là Philippines và Malaysia. Cả hai nước này đều có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines đang theo đuổi một phán quyết pháp lư quốc tế có lợi cho những tuyên bố của ḿnh tại Ṭa án trọng tài thường trực (PCA) Liên hợp quốc. Về phần ḿnh, Malaysia nằm ở rất gần Eo biển Malacca, nơi Trung Quốc đang rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trong những tính toán lợi ích của con đường tơ lụa trên biển.
Các nước Australia, Philippines, Malaysia đều có chung quan điểm ủng hộ tự do hàng hải và phản đối những hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông. Do vậy, nếu hợp tác cùng nhau, các nước này sẽ có lợi thế vượt trội trên biển để ngăn chặn sự tiếp cận của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên mà các bên đều có lợi ích.
Tuy nhiên, xét cho cùng, Nhật Bản vẫn cần một cường quốc lục địa phía Bắc để hoàn thiện “ṿng vây” Trung Quốc đang định h́nh. Có lẽ, nếu không có cuộc khủng hoảng Ukraine th́ Nhật Bản đă có thể giải quyết phần nào tranh chấp quần đảo Kuril với Nga và có được quan hệ tốt đẹp với nước này.
Mong muốn tăng cường quan hệ của Nhật Bản với Nga cũng được thể hiện rơ qua mức độ trừng phạt mà nước này áp đặt với Nga, khi Nga sát nhập Crime, không gay gắt như các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và châu Âu.
Nếu có được Nga - nhà cung cấp dầu và khí đốt khổng lồ cho Trung Quốc - trở thành đồng minh, Nhật Bản sẽ có lợi trong việc kiềm chế Trung Quốc và có thể “bao vây” Trung Quốc mọi phía, đẩy nước này vào thế dễ bị tổn thương khi nền kinh tế Trung Quốc phải phụ thuộc tài nguyên và quan hệ thương mại vào các nước là đồng minh của Nhật.
Mặc dù Trung Quốc đang tiến hành xâm nhập kinh tế vào Trung Á, Nga vẫn có thể duy tŕ mức ảnh hưởng nào đó mà có thể tác động đến chính sách đối ngoại của các nước này.
Mặc dầu vậy, Nhật Bản cũng không mong muốn các nước như Australia, Philippines hay Nga rơi vào thế đối đầu với Trung Quốc. Điều mà Tokyo muốn làm là có thể tạo ra những xáo trộn trong những tính toán chiến lược của Bắc Kinh theo hướng có lợi cho ḿnh.
Therealtz © VietBF