Cuộc hành tŕnh từ một người Việt trở thành người Mỹ gốc Việt và giờ là cả cộng đồng người Việt tại Mỹ. Cả một quá tŕnh dài không thể nói tóm gọn được. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
“Làm thế nào để đạt được đồng thuận và chuyển hóa tiềm năng thành hiện thực? Làm sao có thể đóng góp thiết thực với các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ về các vấn đề Việt Nam? Làm sao có thể giúp Việt Nam thoát Trung và thực hiện được các mục tiêu độc lập, dân chủ và phát triển? Đó là những vấn đề được đặt ra cho cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là công dân Mỹ gốc Việt, trước sự sống c̣n của đất nước và dân tộc”.
____
Lê Xuân Khoa
22-12-2015
H1Nhà xuất bản Người Việt Books vừa cho ra mắt tập sách 700 trang nhan đề Hành tŕnh Cộng đồng Việt trên đất Mỹ để đánh dấu 40 năm tị nạn và hội nhập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đây là một tập hợp trên 70 bài viết của nhiều tác giả ghi lại những cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau, tử ngày ra đi tị nạn cho đến ngày trở thành công dân của một nước tự do, dân chủ hàng đầu trên thế giới.
Như nhận xét của Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminster, Califorrnia, trong bài Tựa: “Bốn mươi năm về trước, trong những ngày định mệnh tháng Tư 1975, trong cái hỗn loạn của Sài G̣n, giữa những ly tan và mất mát, có lẽ chúng ta khó h́nh dung được sự phát triển nhanh chóng và lớn mạnh của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ, 40 năm về sau”. Những câu chuyện cá nhân sống động trong cuốn sách được nhà báo Ngô Nhân Dụng gọi là “kư ức tập thể”, dù chưa đầy đủ, đều là những đóng góp cần thiết cho lịch sử cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để cho các thế hệ sau này có thể hiểu được nguồn gốc chủng tộc của họ và lư do tại sao có sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt bên cạnh những người Mỹ gốc ngoại quốc khác trong một xă hội đa chủng, đa văn hóa như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đă có rất nhiều sách vở, phim ảnh, văn khố, đài kỷ niệm, bia tưởng niệm và nhà bảo tàng lưu giữ những tài liệu và chứng tích của một phong trào tị nạn dài nhất và bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam (gọi tắt là tị nạn 1975) kể cả những công tŕnh biên khảo có giá trị bằng tiếng Việt và tiếng Anh của nhiều tác giả, nhưng dường như vẫn c̣n thiếu một cuốn lịch sử tổng hợp những sự kiện chính yếu trong cuộc hành tŕnh 20 năm t́m tự do của hơn một triệu người Việt Nam. Đó là những sự kiện nổi bật từ những ngày hoảng loạn cuối tháng Tư, những ngày khổ nhục dưới chế độ cộng sản sau ngày thống nhất, những cuộc vượt thoát nguy hiểm bằng đường biển hay đường bộ, đời sống khổ cực và lo lắng cho tương lai trong các trại cấm ở những quốc gia tạm dung, những ngày định cư đầu tiên đầy bỡ ngỡ cho đến khi trở thành công dân Hoa Kỳ với những trường hợp hội nhập thành công đáng thán phục. Cũng cần phải phân tích và nhận định về chính sách của các quốc gia tạm dung, những chính sách và chương tŕnh định cư tị nạn của Hoa Kỳ, sau hết là những giải pháp quốc tế tại Geneva đưa đến kế hoạch 5 điểm giải quyết toàn diện vấn đề tị nạn Việt Nam. Hai điểm chủ yếu là gia tăng số người tham gia chương tŕnh ra đi trật tự ODP, và thực hiện chương tŕnh thanh lọc tị nạn và hồi hương những người không được xét là tị nạn. Đáng lưu ư là chính sách và vai tṛ của chính quyền cộng sản Việt Nam từ việc “xuất cảng” người tị nạn đến các chương tŕnh “Ra đi Trật tự” (Orderly Departure Program, ODP) năm 1979 và “Trở về Trật tự” (Orderly Return Program, ORP) năm 1991. Rốt cuộc giải pháp thật sự cho vấn đề tị nạn Việt Nam không hẳn là Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA) của quốc tế tại Geneva năm 1989 mà chính là giải pháp chính trị, tức là thỏa hiệp bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995.
Lịch sử tị nạn 1975 cũng sẽ thiếu sót nếu không nói đến những nỗ lực phi thường của những người Việt tị nạn đă định cư ở nước ngoài, qua các hội đoàn tương trợ, đă hoạt động cứu vớt thuyền nhân và chống nạn hải tặc, thực hiện các chương tŕnh y tế, giáo dục và giúp đỡ pháp lư cho người tị nạn trong các trại tạm trú, những cuộc vận động chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế về chính sách và chương trinh tị nạn. Tiếng nói của những công dân Mỹ gốc Việt trong những cuộc vận động trực tiếp với các đại diện Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia, những buổi điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ, hội họp với đại diện Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) và chính phủ các nước tạm dung. Tất cả những nỗ lực không mệt mỏi đó đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ và quốc tế, như có thể thấy rơ qua việc người tị nạn tổ chức được hội nghị 15 nước ở Washington DC năm 1988, tham gia vào tiến tŕnh thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đưa đến thỏa thuận về chương tŕnh H.O., và đặc biệt là cuộc vận động kiên tŕ trong ba năm cho sáng kiến định cư “khu vực xám” mà kết quả là chương tŕnh ROVR tức “Cơ hội định cư cho người Việt hồi hương” (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees) năm 1996. Kinh nghiệm về các chính sách và chương tŕnh định cư cũng như các phương thức giải quyết vấn đề tị nạn Việt Nam đều rất có ích cho những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ hiện đang phải đối mặt với t́nh h́nh tị nạn trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới.
Trong khi chờ đợi một cuốn lịch sử tị nạn toàn diện như vậy, nhân dịp kỷ niệm 40 năm tị nạn ở Hoa Kỳ, bài này tóm lược một số điểm chính trong lịch sử tị nạn 1975, nhấn mạnh vào chính sách và chương tŕnh tị nạn của chính phủ Mỹ, sự tham gia của người tị nạn đă định cư ở Mỹ vào các hoạt động cứu trợ và bảo vệ thuyền nhân trên biển hay ở các trại tạm trú, vận động Hoa Kỳ và quốc tế chấp thuận định cư người tị nạn, và đóng góp với các nhà làm chính sách về những giải pháp nhân đạo và lâu dài cho vấn đề tị nạn Việt Nam. Dưới đây là bản tóm lược 5 điểm quan trọng cần lưu ư trong lịch sử tị nạn 1975. Những sự kiện được nói đến trong bài này đều lấy từ nguồn tài liệu đă được tác giả lưu giữ để dẫn chứng khi viết sách.
1- Nguyên nhân tị nạn và những chuyến ra đi đầu tiên
Trong quá khứ, Việt Nam không phải không có những nhóm đi tị nạn chính trị ở nước ngoài. Có hai lư do chính: nguy cơ bị tiêu diệt bởi các đối thủ đang cầm quyền nên phải bỏ nước đến định cư ở một nước khác, như trường hợp các hoàng tử Lư Dương Côn và Lư Long Tường ở cuối triều nhà Lư, cách nhau 76 năm, đă mạo hiểm vượt biển sang tận Triều Tiên; hoặc chỉ lánh nạn tạm thời để chuẩn bị trở về quê hương giành lại chính quyền như Gia Long Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ từ Thái Lan, hay trường hợp Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng chống Đảng Cộng sản Việt Nam từ Trung Quốc. Trường hợp tị nạn của trên một triệu người Việt Nam năm 1975 và nhiều năm sau đó th́ phức tạp hơn v́ đây là sự ra đi của nhiều thành phần nhân dân với nhiều thái độ và chủ trương chính trị khác nhau, dù cùng có một lư do tị nạn là chống chế độ độc tài cộng sản.
Nói chung, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc đều hiểu biết ít nhiều về cuộc xung đột ư thức hệ giữa các đảng phái quốc gia và cộng sản từ trước 1945, và các chính sách cai trị độc đoán và tàn nhẫn của nhà cầm quyền miền Bắc từ 1954, điển h́nh là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất và vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Sau 1954 th́ dân miền Nam lại chứng kiến những hành động khủng bố của cộng sản nhằm làm suy yếu chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, kinh hoàng nhất là vụ giết hại tập thể trên 5,000 người ở Huế trong trận Tết Mậu Thân (1968), những cuộc truy kích sát hại 100,000 thường dân trên đường di tản vào các tỉnh phía nam sau khi cộng sản chiếm được Ban-mê-thuột. Ngay sau đó, quân cộng sản lại tấn công ba tỉnh Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng khiến số dân bỏ chạy c̣n đông đảo và hỗn loạn hơn cuộc triệt thoái Cao nguyên. Những trận đánh này, chỉ hai tháng sau khi Hiệp định ḥa b́nh Paris được kư kết vào tháng Giêng 1973 là những bằng chứng vi phạm trắng trợn hiệp định Paris của cộng sản Việt Nam, lợi dụng t́nh trạng VNCH bị Hoa Kỳ bỏ rơi, không c̣n viện trợ kinh tế và quân sự. Đó cũng là bằng chứng cho thấy khi cộng sản tới nơi nào th́ nhân dân nơi đó phải bỏ chạy. Đến khi VNCH hoàn toàn sụp đổ năm 1975 th́ dân chúng miền Nam không chạy kịp phải chịu đựng những chính sách hà khắc và bóc lột tàn nhẫn của một chế độ độc tài toàn trị chưa từng thấy. Chính sách tước đoạt tài sản của người dân qua những biện pháp đánh tư sản, đổi tiền, đẩy dân tới những vùng kinh tế mới, và nhất là giam giữ và hành hạ mấy trăm ngàn quân nhân, công chức, trí thức và văn nghệ sĩ VNCH trong các trại tù được gọi là trại học tập cải tạo, phân biệt và kỳ thị đối với những gia đ́nh bị coi là có tội khiến con em họ không có tương lai v́ bị gián đoạn việc học. Đó là những lư do trực tiếp của phong trào tị nạn 1975, bất chấp mọi hiểm nguy của cuộc hành tŕnh. Nhiều đợt người tị nạn đă ra đi ṛng ră trong gần 20 năm, ngay cả sau khi quốc tế đă quyết định chấm dứt chương tŕnh tị nạn năm 1989.
Những chuyến ra đi đầu tiên là do chương tŕnh di tản của chính phủ Hoa Kỳ, được Quốc hội chấp thuận con số 200,000 dành cho những người thuộc ba nước Đông Dương có quan hệ với nước Mỹ. Chuyến di tản đầu tiên ngày 4.4.1975 thuộc chiến dịch nhân đạo Babylift (Bốc Trẻ thơ) chở hơn 300 trẻ mồ côi trên phi cơ vận tải Lockheed C-5A Galaxy, nhưng vừa lên khỏi phi trường th́ máy bay bị trục trặc và gặp tai nạn khi đáp xuống khẩn cấp khiến quá nửa số hành khách bị thiệt mạng gồm cả một phần phi hành đoàn và người tháp tùng. Chiến dịch được tiếp tục đến chuyến bay cuối cùng ngày 26.4, tổng cộng chở được khoảng 3,000 trẻ trong đó gần 2/3 được các gia đ́nh Mỹ nhận nuôi và số c̣n lại được đưa sang Canada, Úc và Âu châu. Chỉ mấy ngày sau chuyến Babylift đầu tiên là bắt đầu cuộc di tản gia đ́nh những người có quan hệ với Hoa Kỳ gồm một số viên chức cao cấp trong chính phủ, một số tướng tá trong quân đội, và những người làm việc hay hợp tác với các cơ quan chính phủ hay tư nhân Hoa Kỳ. Khi đă di tản được khoảng 60,000 người trong đó 55,000 là Việt Nam, chiều 28.4 phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích, máy bay không thể cất cánh được. Lập tức, một chiến dịch di tản khẩn cấp bằng trực thăng mang tên Frequent Wind (Gió Thường xuyên, có lẽ để tả cánh quạt trực thăng hoạt động không ngừng) được thực hiện trong hai ngày 29 và 30 tháng Tư, chở được khoảng 7,000 người, trong đó gần 6,000 là người Việt. Một trong những người di tản cuối cùng là Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin.
Một trường hợp tị nạn bất thường trong chương tŕnh di tản của Mỹ là việc đón nhận chuyến bay tị nạn của thiếu tá phi công Lư Bửng. Ngày 29.4, phi công Lư Bửng chở vợ và 5 con trên chiếc máy bay “bà già” L-19, bay từ Tân Sơn Nhất tới Phú Quốc để lên tàu hải quân nhưng khi đến nơi th́ tàu thuyền đă đi hết nên ông tiếp tục bay ra Biển Đông kiếm tàu Mỹ. Khi nh́n thấy hàng không mẫu hạm USS Midway đang chờ đón các máy bay trực thăng chở người từ Saigon, ông muốn đáp xuống phi đạo trên tàu nhưng máy bay của ông không có radio nên không thể liên lạc được với đài kiểm soát không lưu xin dẹp mấy chiếc trực thăng nằm cản trên phi đạo. Lư Bửng viết mấy chữ lên giấy cho hay có vợ và 5 con xin đáp và t́m cách ném xuống sân tàu nhưng mấy lần giấy đều bay xuống biển. Cuối cùng, ông nhét lời nhắn vào ṇng khẩu súng lục mang theo rồi ném được xuống sân tàu, được thuyền trưởng Larry Chambers cho dọn dẹp phi đạo để phi cơ đáp xuống. Dù máy bay của ông không có trang bị cần thiết để được lưới và móc trên phi đạo hăm bớt tốc lực của máy bay khi đáp xuống, phi công Lư Bửng vẫn có thể hạ cánh an toàn giữa tiếng ḥ reo của mọi người.
Cũng phải nói thêm là ngày 30.4, trong lúc xe tăng quân đội cộng sản tiến vào Saigon t́m đường đến Dinh Độc Lập th́ nhân dân và binh sĩ VNCH đổ xô ra bến Bạch Đằng ở Saigon và nhiều bến cảng khác ở miền Nam để lên hàng trăm tàu, thuyền lớn nhỏ của hải quân và dân sự chạy ra khơi. Con số bỏ chạy này lớn nhất v́ chỉ trong một ngày đă có gần 70,000 người, trong đó một số nhỏ được tàu của Hạm đội 7 vớt, c̣n phần lớn lênh đênh trên biển vài ngày rồi gặp được những tàu tiếp vận của Mỹ cho lên tàu và chở thẳng sang đảo Guam. Như vậy, tổng số người Việt Nam được chính phủ Mỹ chính thức di tản trong suốt tháng Tư và đón nhận trên biển vào ngày 30 tháng Tư lên tới khoảng 130,000. Tất cả số người này đều được đưa từ Guam sang bốn trại tạm trú ở Mỹ làm thủ tục định cư ở các tiểu bang hay ở những quốc gia tiếp nhận khác.
2- Vượt thoát nguy hiểm và cứu trợ nhân đạo
Chỉ sau mấy tháng sống dưới chế độ cộng sản, những người dân miền Nam không kịp bỏ chạy vào những ngày cuối tháng Tư, hoặc những người ở lại v́ nhiều lư do đă thấy rơ chính sách bóc lột và đối xử tàn ác của chính quyền mới mang tên là “Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa.” Họ bắt đầu t́m mọi cách ra đi. Ngay cả một số đảng viên và những người đă bí mật hợp tác hay có thiện cảm với cộng sản, nhất là những thành viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam, cũng đều nhận thấy ḿnh bị lừa một cách trắng trợn, và một số đă quyết định bỏ Đảng và chỉ trích chế độ kịch liệt như Bộ trưởng Y tế Dương Quỳnh Hoa hay trở thành thuyền nhân t́m tự do như Bộ trưởng Tư pháp Trương Như Tảng và Giáo sư Tiến sĩ Châu Tâm Luân.
Người tị nạn ra đi bằng đường bộ hay đường biển. Số người bỏ trốn bằng đường bộ ít hơn, xuyên qua Cam-bốt hay Lào tới Thái Lan. Phần lớn vượt biển tới Hong Kong hoặc các nước Đông Nam Á dưới h́nh thức đi chui, bán công khai hay công khai. Trừ vài chục ngàn người Hoa giàu có (với một số người Việt làm căn cước giả người Hoa) được chính quyền tổ chức đi công khai trên tàu lớn chứa cả ngàn người, hầu hết thuyền nhân đều vượt biển bằng những tàu, thuyền nhỏ, nhiều khi quá nhỏ và không đủ khả năng đi trên biển. Cả hai ngả đường biển và đường bộ đều vô cùng nguy hiểm. Không biết bao nhiêu “bộ nhân” đă bị lính cộng sản Lào hay Khmer bắt giữ, giết chết, hay mất tích trong rừng sâu. Cũng không biết bao nhiêu “thuyền nhân” đă bỏ ḿnh v́ đắm thuyền, đói khát, bệnh tật hay bị hải tặc sát hại. Hàng chục ngàn trang sách và báo đă được nhiều tác giả Việt Nam và ngoại quốc viết ra để mô tả những hành động cực kỳ man rợ của hải tặc và t́nh trạng vô cùng bi thảm của các nạn nhân nam nữ đủ mọi lớp tuổi.
Michel Moussalli, Giám đốc Bảo vệ Tị nạn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, trong bản báo cáo ngày 14.11.1983, đă nêu ra một số trường hợp được nhận định là “quá sức tưởng tượng của con người.” Đây là một trường hợp do Moussalli thuật lại theo lời khai của một tên hải tặc bị bắt trong một cuộc điều tra: “Mười tám người trên một chiếc thuyền nhỏ khi tới Vịnh Thái Lan th́ bị hải tặc tấn công. Chúng cướp sạch vàng bạc của mọi người và hăm hiếp phụ nữ. Một cô gái kháng cự bị chúng giết chết sau khi hiếp, một cô gái khác 15 tuổi bị bắt đem đi. Sau đó, chiếc thuyền chở 16 người c̣n lại bị tàu của chúng đâm nát và mọi người chết hết trên biển.” Câu chuyện chỉ vắn tắt mấy ḍng nhưng đă có đủ hành động của hải tặc: cướp bóc, hăm hiếp, bắt cóc phụ nữ và giết người. Theo một báo cáo khác của Liên Hiệp Quốc, riêng trong năm 1981 đă có 77% thuyền tị nạn bị hải tặc tấn công, trung b́nh mỗi thuyền bị ba lần, có 578 phụ nữ bị hăm hiếp, 228 bị bắt mang đi và 881 người bị chết hay mất tích. Cuốn sách được viết sớm nhất về nạn hải tặc là cuốn Hải tặc trong Vịnh Thái Lan của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, được xuất bản trong năm 1981. Cuốn này đă được James Banarian dịch sang Anh ngữ.
Trong ba năm đầu, số thuyền nhân c̣n ít nên khi gặp tàu của các công ty tư nhân họ đều được cứu vớt và đưa tới các nước cho tị nạn tạm trú đầu tiên (first asylum country) gọi tắt là quốc gia tạm dung. Tính đến cuối 1978 có 186 thuyền tị nạn được cứu bởi tàu buôn từ 31 nước khác nhau. Nhưng trong bảy tháng đầu năm 1979, chỉ có 47 thuyền được tiếp cứu dù số thuyền và số người tị nạn tăng lên rất nhiều. Một lư do khác khiến các thuyền trưởng tàu buôn bỏ mặc thuyền tị nạn là v́ việc cứu giúp thuyền nhân làm mất rất nhiều th́ giờ và tiền bạc của công ty, nhất là khi các nước tạm dung không chịu cho người tị nạn lên bờ. Trong khi đó, số ngư phủ Thái trở thành hải tặc càng ngày càng nhiều hơn v́ thuyền nhân Việt Nam đă trở thành mồi ngon cho chúng thỏa măn thú tính và dễ dàng trở nên giàu có.
Trước t́nh trạng bi thảm ấy, sau hội nghị quốc tế tại Geneva tháng Bảy 1979, LHQ đă thiết lập chương tŕnh DISERO (Disembarcation Resettlement Offers) và sau này thêm RASRO (Rescue at Sea Resettlement Offers) với sự đồng ư của 8 quốc gia Tây phương gồm cả Hoa Kỳ là sẽ nhận định cư những thuyền nhân được các tàu buôn mang cờ của những nước không định cư người tị nạn. Trong năm tháng cuối năm 1979, chương tŕnh DISERO đă giúp định cư được 4,031 thuyền nhân từ 81 chiếc thuyền lâm nạn ở ngoài khơi. Nhiều tổ chức quốc tế của tư nhân cũng tổ chức cứu vớt thuyền nhân, đặc biệt là những con tàu Ile de Lumière, Jean Charcot, Cap Anamur, Rose Schiaffino và Mary Kingstown. Tính đến 1990, tổng số thuyền nhân được cứu trên biển là 67,000 người. Sau khi hội nghị quốc tế Geneva về tị nạn lần 2 (1989) quyết định thi hành Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA,) số người vượt biển giảm xuống hẳn và các chương tŕnh cứu vớt thuyền nhân đều chấm dứt năm 1990.
Trong các hoạt động cứu vớt thuyền nhân, cần phải nói đến những nỗ lực phi thường của Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee, BPSOS,) một tổ chức nhân đạo do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, cựu sĩ quan hải quân Phan Lạc Tiếp và một số nhân sĩ ở San Diego thành lập năm 1980. Trong mấy năm đầu, tổ chức này cung cấp tin tức về thảm trạng của thuyền nhân và kêu gọi quốc tế khẩn cấp cứu trợ, đồng thời trực tiếp giúp đỡ cho những trường hợp khó khăn được đi định cư. Những cuộc vận động thành công đáng kể là giúp được 157 nạn nhân trôi dạt vào đảo Kra ở Thái Lan năm 1980; tranh đấu cho 300 thiếu niên bị cộng sản cưỡng bách đi chiến đấu ở Cam-bốt nhưng bị Thái Lan giam giữ như những “tù nhân chiến tranh” v́ tội đào ngũ; 19 thanh niên tị nạn chống bọn hải tặc nhưng bị chúng vu cáo tội giết người và bị an ninh Thái bắt đem ra ṭa xử; 700 trẻ em không có người đi kèm bị nhốt riêng chờ ngày hồi hương. Kết quả là tất cả những thanh thiếu niên này đều được chính phủ Thái cho phép chuyển vào các trại tạm cư để làm thủ tục đi các quốc gia đệ tam.
Năm 1985, BPSOS hợp tác với tổ chức Médecins du Monde của Pháp mướn con tàu Jean Charcot tham gia công tác cứu người ở ngoài khơi. Trong ṿng hai tháng, tàu Jean Charcot cứu được 520 thuyền nhân, tất cả đều được định cư ở các nước Tây phương. Trong các năm sau, BPSOS tiếp tục hợp tác với các tàu nhân đạo quốc tế: năm 1986, hợp tác với tàu Cap Anamur của Đức cứu được 888 người; năm 1987, hợp tác với tàu Rose Schiaffino cứu 905 người; năm 1988 với tàu Mary Kingstown cứu 494 người. Sang năm 1989, tàu Mary Kingstown chỉ hoạt động được nửa năm, cứu được 259 người, v́ hội nghị quốc tế quyết định chấm dứt các hoạt động giúp đỡ tị nạn vào tháng Sáu 1989. Nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, BPSOS đă có thể giúp đỡ tài chánh cho các con tàu kể trên, đồng thời gửi người t́nh nguyện đi theo tàu cứu thuyền nhân trong đó có hai nhà báo Vũ Thanh Thủy và Dương Phục cùng một số bác sĩ từ Hoa Kỳ, Pháp và Canada. Năm 1990, do quyết định của quốc tế, các tàu nhân đạo đều ngưng hoạt động nên BPSOS cũng tuyên bố chấm dứt chương tŕnh cứu người vượt biển. Sau đó, BPSOS được chi nhánh ở Virginia tiếp thu để hoạt động tại thủ đô. Chủ tịch mới là nhà thơ Trương Anh Thụy và Giám đốc điều hành là kỹ sư Nguyễn Đ́nh Thắng.
Ngoài BPSOS ở San Diego cũng cần nhắc đến Project Ngọc do một nhóm t́nh nguyện trẻ tại Đại học UC Irvine thành lập năm 1987. Mục đích của Project Ngọc là thức tỉnh ư thức của các bạn sinh viên về t́nh trạng tuyệt vọng của những người tị nạn bị kẹt quá lâu ở các trại tạm trú, nhất là nhu cầu giáo dục của trẻ em. Họ quyên góp phẩm vật cứu trợ mang sang các trại và thay phiên nhau tham gia dạy học cho trẻ em ở trong trại. Những năm đầu, Project Ngọc tập trung giúp đỡ người tị nạn ở Hong Kong, về sau cũng có t́nh nguyện viên làm việc ở các trại bên Thái Lan và Phi-líp-pin. Ngoài các hoạt động xă hội, Project Ngọc c̣n t́m hiểu các vấn đề của người tị nạn qua những cuộc phỏng vấn được minh chứng bằng h́nh ảnh, từ đó vận động chính phủ Hong Kong và Cao Ủy Tị nạn LHQ đối xử nhân đạo hơn với người tị nạn. Bản phúc tŕnh của Project Ngọc mang tựa đề The Forgotten People: Vietnamese Refugees in Hong Kong (Những người bị bỏ quên: Tị nạn Việt Nam ở Hong Kong) kèm theo những cuộc biểu t́nh và vận động ở Hoa Kỳ đă gây được tiếng vang trước dư luận quốc tế. Project Ngọc ngưng hoạt động năm 1997 khi các trại tị nạn đă hoàn toàn đóng cửa.
Một cá nhân có nhiểu uy tín lâu năm ở Hong Kong đă lặng lẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức giúp người tị nạn ở Hong Kong là bà Tuyết Nguyệt Markbreiter, chủ nhiệm tập san nổi tiếng quốc tế Arts of Asia. Bà Tuyết Nguyệt cũng đặc biệt tài trợ cho IRAC xuất bàn cuốn sách In Search of Asylum: Vietnamese Boat People in Hong Kong và thu xếp cho chủ tịch IRAC đích thân gặp Thống đốc Hong Kong Sir David Wilson tháng 12 năm 1988 để t́m hiểu chính sách tị nạn của Hong Kong và đề nghị đối xử nhân đạo với người tị nạn Việt Nam. Cuốn sách 150 trang này là kết quả của hai tuần điều tra tại chỗ các trại tị nạn ở Hong Kong của luật sư Janelle Diller, cố vấn pháp lư của IRAC, với những đề nghị giải quyết thích hợp. Cuốn sách này là một đóng góp quan trọng cho Ủy ban tổ chức Hội nghị quốc tế của LHQ tại Geneva năm 1989 (xem mục 3.c dưới đây). Ngay sau cuộc hội kiến với Thống đốc Hong Kong, bà Tuyết Nguyệt cũng giúp tổ chức cho chủ tịch IRAC một buổi họp báo với các báo chí Anh và Hoa ngữ tại Hong Kong để cập nhật t́nh h́nh tị nạn và cuộc vận động với Thống đốc Wilson. Tất cả các báo tham dự đều tường thuật sự kiện này, đặc biệt tờ South China Morning Post đăng đầy đủ chi tiết trên trang nhất với h́nh ành bản Kiến nghị của trên 200 người tị nạn kư tên bằng máu mà chủ tịch IRAC đă nộp bàn sao cho Thống đốc Wilson.
Bên cạnh Project Ngọc c̣n phải kể thêm LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) là tổ chức chuyên trợ giúp pháp lư cho tị nạn tạm trú ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á. Tổ chức này do luật sư Daniel Wolf cùng một nhóm chuyên gia trẻ người Mỹ gốc Việt thành lập vào đầu thập kỷ 1990 khi những cuộc thanh lọc tị nạn đang tiến hành ráo riết tại các trại và nhiều trường hợp bất công đă xảy ra do người tạm trú làm hồ sơ không đúng cách hoặc do quyết định độc đoán của nhân viên phỏng vấn. (Dan Wolf cũng là người tham gia khai triển sáng kiến “khu vực xám” thành dự án Track II và cuối cùng thành chương tŕnh định cư người hồi hương ROVR sẽ được nói đến dưới đây.) LAVAS được sự hợp tác của nhiều luật sư và t́nh nguyện viên trẻ người Việt từ các nước Mỹ, Anh, Úc và Canada trong đó có Trịnh Hội từ bên Úc. Một thành tích nổi bật của Dan Wolf và LAVAS là vụ kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă phạm luật khi quyết định không cứu xét các đơn xin đoàn tụ gia đ́nh nộp từ các trại tị nạn mà buộc các đương đơn phải trở về Việt Nam trước khi đơn xin được cứu xét. Và LAVAS đă thắng kiện.
Cùng với nạn hải tặc, vô số chuyện rùng rợn “quá sức tưởng tượng” trong những hoàn cảnh khác nhau đă được ghi lại, điển h́nh là cuốn Kể lại hành tŕnh Biển Đông của nhiều tác giả và gần đây nhất là cuốn Thuyền nhân: Nước mắt Biển Đông dịch từ bản tiếng Anh Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996 của tác giả Carina Hoàng (xem bài viết của kư giả Hà Giang trong tập Hành tŕnh Cộng đồng Việt trên đất Mỹ.) Một cuốn phim tài liệu cần được nhắc đến là Bolinao 52 của đạo diễn Nguyễn Đức, một cựu thành viên của Project Ngọc, kể chuyện 110 thuyền nhân lênh đênh trên biển, sau 37 ngày chỉ c̣n 52 người sống sót. Kinh hoàng nhất là câu chuyện thuyền nhân quá đói có một lần phải ăn thịt trẻ em đă chết. Về thảm trạng của người tị nạn đường bộ, điển h́nh nhất là Bản Tường tŕnh hơn 70 trang của Kim Hà năm 1981 (được James Banarian dịch sang Anh văn) mô tả chi tiết những trường hợp tị nạn bị cướp bóc, hăm hiếp và giết người của ba loại ác nhân: lính Việt cộng chiếm đóng Cam-bốt, lính du kích Khmer Đỏ đang chống quân Việt cộng, và tàn quân Para của Som San đang chống cả hai quân Khmer Đỏ và Việt cộng. Khi tới được Thái Lan, họ c̣n phải sống nhiều tháng khổ cực trong trại tị nạn ở biên giới. Tác giả Kim Hà cũng đóng góp một bài hồi ức, Tôi vượt biên bằng đường bộ trong tập sách kỷ niệm 40 năm tị nạn nói trên đây.