Những vụ tấn công khủng bố liên hoàn trên các đường phố tại thủ đô Paris của Pháp và vụ xả súng đẫm máu tại San Bernardino, Mỹ trong năm 2015 đă khiến nhiều người trên thế giới lo sợ trước những phần tử thánh chiến thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Điểm khác biệt lớn nhất
Trong suốt 12 tháng qua, nhóm khủng bố có nguồn gốc ở Iraq và phát triển mạnh mẽ nhờ sự hỗn loạn do cuộc chiến tranh ở Syria đă trở thành tâm điểm chú ư của cả thế giới. “IS đă phát triển đến phạm vi toàn cầu” – ông Richard Barrett, từng giữ cương vị người đứng đầu trong các chiến dịch chống khủng bố trên toàn cầu của Anh và hiện là Phó Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại New York Soufan, cho biết.
Theo ông Barrett, giới chính trị gia trên thế giới hiện đều nhận thấy vấn đề IS “thực sự khó giải quyết”. “Công chúng đang sợ hăi. Đó chính là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố. V́ việc trấn an những cử tri đang sợ hăi là việc làm vô cùng khó khăn đối với các chính phủ” – AFP dẫn lời ông Barrett nhận định. Ông này cũng cho rằng, ở thời điểm hiện tại, việc điều thêm máy bay ném bom tới Syria và Iraq sẽ không thể giải quyết được vấn đề, thậm chí c̣n khiến t́nh h́nh trở nên tồi tệ hơn.
Theo các nhà phân tích, điểm khác biệt lớn nhất giữa IS và các nhóm cực đoan từng h́nh thành trước đó có lẽ nằm ở việc nhóm này có thể kích động được cả những người mà chúng điều đi các nước khác trên thế giới lẫn những người có quan điểm ủng hộ chúng ở các nước mà chúng có ư định tấn công. Ví dụ điển h́nh của việc này là cặp vợ chồng Syed Farook và Tashfeen Malik đă nổ súng giết chết 14 người ở San Bernardino. Dù cuộc điều tra về vụ việc này cho đến nay vẫn đang tiếp diễn nhưng theo các thông tin thu được đến thời điểm này cho thấy cặp đôi này dường như đă bị cực đoan hóa trước khi tiến hành vụ xả súng dù không hề liên lạc trực tiếp với IS.
Cơ quan an ninh hóa đá
Trong khi đó, những sự kiện xảy ra trong ṿng 12 tháng vừa qua cho thấy rằng những cơ quan an ninh của các nước bị nhắm mục tiêu dù đă tăng cường đáng kể nguồn lực nhưng vẫn phải chật vật trong việc đối phó với các nguy cơ từ IS. “Những cơ quan an ninh ở các nước châu Âu mà tôi từng có cơ hội thảo luận trong năm qua đều gần như tê liệt trong vấn đề chiến binh người nước ngoài và gần như chưa có được giải pháp nào cho vấn đề này” – ông Bruce Riedel, một học giả tại Viện Brookings ở Washington, cho hay.
Mỗi tháng hiện vẫn có hàng trăm công dân châu Âu gia nhập IS ở Syria và Iraq – thường là qua tuyến đường Thổ Nhĩ Kỳ. Một số người trong số này sau đó trở về nước trong t́nh trạng đă bị cực đoan hóa. Ông Riedel cho rằng, việc để mắt tới tất cả những người này là không thể. “Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng” – ông cho hay.
Hồi tháng 12 vừa qua, Ả rập Xê-út thông báo việc thành lập một liên minh gồm 34 nước để chống IS. Tuy nhiên, ông Jean-Pierre Filiu – một giáo sư tại trường Đại học Sciences Po ở Paris – cho rằng các nước trên thế giới hiện vẫn thiếu một chiến lược phối hợp toàn cầu để đối phó với đe dọa từ IS. “Các vụ tấn công tại Paris và San Bernardino đă cho các nước phương Tây thấy rằng IS có thể tấn công bất cứ lúc nào. Và các bạn cũng thấy rằng Pháp – dù nhận được sự hỗ trợ từ Anh và Đức – nhưng vẫn chưa nhận được sự trợ giúp tích cực từ các nước châu Âu khác” – Giáo sư Filiu chỉ ra. Theo ông Filiu, các bên thực hiện các chiến dịch tấn công tại IS như liên minh do Mỹ đứng đầu và Nga cũng không hẳn thống nhất về mục tiêu tấn công.
Trong lúc này, những âm mưu tấn công của IS dù đă bị lật tẩy nhưng cũng đưa đến 1 kết quả khiến chúng có thể hài ḷng: sự kỳ thị đối với người Hồi giáo. Nhà khoa học chính trị Gilles Kepel cho hay, tại Pháp, IS từng tuyên bố muốn các cuộc tấn công của chúng khiến các cộng đồng bị phân tách, xă hội lâm vào nội chiến.
VietBF© Sưu tập