Với danh nghĩa là đến SYria để tiêu diệt nhà nước hồi giáo IS. Nga đang thản nhiên đưa hàng loạt vũ khí nguy hiểm của ḿnh tập hợp tại Syria. Nhiều chuyên gia đưa ra nhiều hoài nghi về những hành động này của Nga.
Theo tờ Telegraph, trước giờ chỉ có Mỹ và Anh là hai nước có thể chứng tỏ tiềm lực phóng tên lửa hành tŕnh từ tàu ngầm vào các mục tiêu trên bộ.
Tuy nhiên, tuần qua, Nga đă trở thành thành viên thứ ba của câu lạc bộ đẳng cấp này, khi loạt tên lửa được phóng lên khỏi bề mặt yên tĩnh của Địa Trung Hải, và lao thẳng vào bầu trời không gợn mây.
Bên cạnh đó, hàng loạt máy bay chiến đấu tối tân chưa từng tham chiến cũng đang được Nga tung lên bầu trời Syria.
Telegraph dẫn lời các nhà phân tích thời sự quốc tế cho rằng, mục đích thật sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi bố trí dàn vũ khí uy lực như vậy là nhằm thu hút sự chú ư của Mỹ và NATO.
Kể từ 2005, quân đội Nga đă tăng chi tiêu cho quốc pḥng lên 50%, ông Putin muốn chứng minh rằng lực lượng vũ trang của ông đă bắt kịp với những kho tàng quân sự ghê gớm nhất của phương Tây.
Trong màn tŕnh diễn đó, việc phóng các tên lửa hành tŕnh phóng từ dưới biển Địa Trung Hải được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Hải quân Mỹ từ lâu đă có khả năng phóng tên lửa tấn công trên bộ Tomahawk từ các tàu ngầm lớp Los Angeles. Hải quân Anh cũng làm được điều tương tự từ tàu ngầm lớp Trafalgar (nay thay thế bởi tàu lớp Astute).
Sử dụng một bệ phóng không thể phát hiện ẩn sâu dưới đại dương, các tên lửa hành tŕnh loại này có tầm bắn ít nhất 1.000 dặm, cho phép hải quân có thể tấn công những mục tiêu ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Do đó, việc phóng tên lửa từ tàu ngầm cho thấy tiềm lực tột đỉnh của hải quân của một quốc gia.
Trong nỗ lực thách thức t́nh trạng độc quyền của Anh và Mỹ trong lĩnh vực này, Pháp dự tính thực hiện phóng tên lửa từ tàu ngầm lớp Barracuda khi tàu ngầm này được đưa vào biên chế năm 2017. Trung Quốc cũng đang phát triển một phiên bản của vũ khí tương tự.
Nhưng rồi Nga lại là nước về đích trước Paris và Bắc Kinh. Điện Kremlin nhanh chóng đăng tải video ghi lại cảnh tên lửa phóng lên từ dưới biển và nhằm thẳng hướng Syria.
"Kết quả của việc phi đội và hạm đội tàu ngầm phóng thành công là mọi mục tiêu đều bị tiêu diệt" - Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu nói.
Thiếu tướng Ben Barry thuộc Học viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế nhận định: "Nếu tôi là một sĩ quan tham mưu Nga, tôi sẽ nói như thế này, việc này thực sự có hiệu quả về mặt đánh chặn - NATO sẽ phải ngồi lại và để tâm".
Trước đó, Nga đă phóng các tên lửa hành tŕnh từ bốn tàu chiến trên biển Caspian. Đây là lần đầu tiên hải quân của họ phóng các vũ khí này từ các tàu nổi.
"Việc này c̣n thể hiện năng lực nhằm giành ưu thế rộng hơn về mặt chiến lược" - ông Barry nói thêm. "Nếu họ muốn đánh chặn bất kỳ thứ ǵ mà họ coi là thuộc về chủ nghĩa phiêu lưu từ một NATO thiếu trách nhiệm, th́ điều này sẽ cho thấy họ có khả năng phóng tên lửa hành tŕnh từ cả tàu chiến nổi lẫn tàu ngầm".
Những thành quả khác trong chương tŕnh hiện đại hóa quân sự của ông Putin đều được triển lăm ở Syria từ hôm 30/9 tới nay. Nga đă đưa 46 chiếc Su-34 Fullback tới Syria, đồng thời để các chuyên gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến cơ này.
Đầu tháng này, mẫu xe tăng T-90 tối tân nhất của Nga cũng được triển khai ở tiền tuyến tại Syria. Các mẫu T-72 cũ hơn không chịu nổi các tên lửa chống tăng của quân nổi dậy.
T-90 lại được hệ thống gây nhiễu 'Shtora' bảo vệ. Đây là hệ thống làm gián đoạn các cơ chế dẫn đường của các tên lửa tấn công vào xe tăng. "Lá chắn bảo vệ' này sẽ lần đầu tiên được thử nghiệm trong chiến đấu.
Trên không, Nga đă cử đi máy bay ném bom chiến lược ưu việt nhất của họ là Tu-160 Blackjack để tấn công các mục tiêu ở Syria.
Loại máy bay siêu âm cánh x̣e cánh cụp này của Nga nhằm đối phó với chiếc Rockwell B1 Lancer của Mỹ. Nhiệm vụ ban đầu của Tu-160 Blackjack là nhằm chọc thủng không phận được pḥng thủ dày đặc và chuyên chở vũ khí hạt nhân.
Không có lí do ǵ rơ ràng về mặt quân sự để điều cả một dàn vũ khí tiềm lực khủng như vậy ở một chiến trường như Syria, trừ khi mục đích của Nga là nhằm gây ấn tượng với lượng khán giả đông đảo hơn.
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy trong lực lượng Nga góp mặt tại Syria lại không có tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, cho dù với đường bờ biển Địa Trung Hải, Syria là quốc gia dễ bị tấn công từ các tàu sân bay ngoài khơi.