Vietbf.com - Những ai cũng biết Hoàng gia Arập Xêút nổi tiếng giàu có v́ mỗi lần Hoàng gia Arập Xêút đi du lịch đâu đó th́ tùy tùng cả hàng trăm người đến cả ngàn người đi theo Hoàng gia Arập Xêút này, nhưng làm sao để biệt được sự giàu có đến đâu của Hoàng gia Arập Xêút, và t́m hiểu bài báo tiết lộ về sự giàu có Hoàng gia Arập Xêút sau đây.
Tham nhũng đă đục khoét nghiêm trọng vương quốc này. 25% GDP đều lọt vào tay Hoàng gia và GDP b́nh quân đầu người hiện chỉ bằng 1/2 Israel (xếp thứ 70 thế giới, sau cả Slovakia và Bulgaria).
Với đà xây dựng nhiều công tŕnh “đẹp nhất và lớn nhất thế giới” như hiện nay trong khi giá dầu giảm đến đáy, nợ Arập Xêút có thể lên đến 50% GDP vào trước năm 2020 so với 6,7% và thâm hụt ngân sách 16% trong năm 2015, theo Financial Times.
Trong quyển “Sleeping With The Evil”, Robert Baer (nguyên viên chức CIA phụ trách khu vực Cận - Trung Đông) kể, thu nhập b́nh quân đầu người Arập Xêút hai thập niên qua đă giảm hơn 60%; trong khi đó, Chính phủ Riyadh mua vũ khí nhiều nhất thế giới - tính theo tỷ lệ dân số.
Arập Xêút cũng nổi tiếng vi phạm nhân quyền, với đủ vụ việc, từ trấn áp báo chí đến ám sát chính trị. Nayef Bin Abdul Aziz (Bộ trưởng Nội vụ từ 1975-2012) từng hai lần âm mưu ám sát một nghi phạm đối lập. “Giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Abdul Aziz đứng sau ít nhất hai âm mưu ám sát Muhammed al-Massari, thủ lĩnh Tổ chức Ủy ban bảo vệ quyền hợp pháp có trụ sở tại London” - Robert Baer viết.
Kế hoạch ám sát hụt của Abdul Aziz đă khiến Muhammed al-Massari cuối cùng chọn con đường thánh chiến chống phương Tây theo cách như Osama Bin Laden. Baer kể rằng ḿnh biết các vụ ám sát trên sau khi rời khỏi CIA năm 1997 và nguồn tin được xác nhận bởi một cựu viên chức t́nh báo Jordan.
“Bà hoàng trốn nợ” Maha Al-Sudairi
Trong quyển “House of Saud”, Craig Unger cũng tiết lộ nhiều chuyện động trời khác. Theo Craig Unger, Triều đ́nh Arập Xêút xem nguồn tài nguyên dầu hỏa quốc gia là doanh nghiệp gia đ́nh và tự chia chác doanh lợi. Một hoàng tử Arập Xêút có thể bỏ túi 100 triệu USD/năm (đó là số tiền không nhỏ bởi Hoàng gia Arập Xêút có hàng ngàn hoàng tử). Một hoàng tử với 2 vợ và 10 con được cấp khoảng 260.000USD/tháng.
Hậu quả, dù thu được không ít từ dầu hỏa, Chính phủ Riyadh vẫn nợ ngập đầu, ngân sách thâm thủng liên tục và khoảng cách giàu nghèo trong xă hội ngày càng giăn rộng.
Chi xài cá nhân của các thành viên Hoàng gia Arập Xêút đă được báo chí kể như một thứ chuyện cổ tích. Cố vương Fahd (có 100 vợ) từng sống trong dinh thự trị giá 3 tỉ USD. Ngài từng đốt hàng trăm triệu đôla trong một đêm bài bạc và một lần khác khi ngồi ṣng ở Monte Carlo, ngài đă mất gần 8 triệu USD.
Thập niên 80, ngài cùng tùy tùng xài 5 triệu USD/ngày trong chuyến du thú tại Marbella (Tây Ban Nha). Vào dịp hè, Vua Fahd đi du lịch với phi đoàn 8 máy bay (5 chiếc Boeing 747), mang theo 400 người hầu, 200 tấn hành lư, 25 chiếc Roll-Royce và limo.
Trong cuộc phỏng vấn Đài Truyền h́nh PBS, Bandar Bin Sultan (Đại sứ Arập Xêút tại Mỹ năm 1983-2005) cũng thú nhận Hoàng gia Saudi đă đốt hàng chục tỉ đôla vào các vụ ăn chơi cá nhân. Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) từng nghe lén điện đàm giữa thành viên hoàng gia và biết tỏng.
Trong một cuộc điện, Thái tử Abdullah than phiền rằng hàng tỉ đôla đă bị rút rỉa cho công tŕnh trùng tu một thánh đường Hồi giáo. Trong một cuộc điện khác, Bộ trưởng Nội vụ Nayef yêu cầu tùy viên giấu nhẹm bản danh sách ghi đầy đủ danh tánh “khách hàng” (thành viên hoàng gia) của một tú bà.
Trong “Sleeping With The Evil”, Robert Baer c̣n kể một chi tiết cho thấy sự “ngông” trong phung phí của thành viên hoàng gia Saudi như thế nào. Đó là vụ Vua Fahd từng yêu cầu Chính phủ Pháp dời một đoạn đường sắt Paris-Nice. Đoạn đường ray không chạy ngang biệt thự Vua Fahd ở Antibes nhưng dẫu sao tiếng c̣i của nó cũng nhiều lần làm Vua Fahd mất nhă hứng thưởng hoa trong vườn.
Tất nhiên Chính phủ Pháp đă không v́ cái thú tinh tế của nhà vua Saudi mà đồng ư dời đường ray, dù ông hoàng Arập tuyên bố sẵn sàng chi hàng triệu đôla cho việc tháo dỡ đoạn ray và lắp mới tại địa điểm khác…
Trước khi lên ngai vàng vào tháng 1-2015, Vua Salman bin Abdulaziz cũng nổi tiếng chơi sang. Ông từng chi hơn 30 triệu USD để đặt chỗ ba ḥn đảo tại Maldives vào năm 2014, buộc các khu nghỉ mát tại đó phải hủy tất cả chỗ đặt trước. Và để thực hiện chuyến “dă ngoại” 1 tháng tại Maldives, Salman (lúc đó 78 tuổi) mua luôn một thuyền buồm hạng sang, mang theo 100 cận vệ và một bệnh viện nổi.
Tháng 7-2015, Vua Salman, khi du lịch Pháp, c̣n yêu cầu Pháp “đóng cửa” băi biển Côte d’Azur! Phái đoàn của Vua Salman đến Pháp với 1.000 người! Tháng 9-2015, trong chuyến công du Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên, Vua Salman “book” trọn khách sạn Four Seasons 222 pḥng.
Câu chuyện của công nương Maha Al-Sudairi là một điển h́nh của những điển h́nh. Như được thuật trên tờ “Vanity Fair” mới đây, Maha Al-Sudairi xài hoang đến mức phải… trốn nợ! 3h30 ngày 31-5-2012, Maha lẻn ra khỏi khách sạn năm sao Shangri-La (Paris), nơi bà cùng tùy tùng thuê trọn 41 pḥng trong suốt 5 tháng.
3 năm trước, cũng ở Paris, Maha từng gây chú ư khi điên cuồng mua sắm với 20 triệu USD mà không trả một đồng! Tất cả hóa đơn đều ghi nợ trả sau. Lần đó, Maha ở khách sạn George V, nơi người anh/em họ Alwaleed bin Talal (tài sản 30 tỉ USD) làm chủ.
Maha là vợ thứ ba của Hoàng tử Nayef bin Abdulaziz al-Saud, người từng được xem như là người kế vị ngai vàng. Đầu năm 2012, Nayef và Maha ly dị. Tháng 6 cùng năm, Nayef chết, ở tuổi 78.
Tháng 3-2013, một chánh án Paris tuyên bố tịch thu những món hàng mà Maha mua năm 2012 để đưa ra đấu giá nhằm trả nợ cho những cửa hàng bị “bà hoàng” Maha lừa mua. Một trong những chủ nợ Maha là công ty dịch vụ cao cấp nơi cung cấp cho “bà hoàng” tài xế và khoảng 30 xe hơi mỗi ngày, trong đó có hai chiếc Rolls-Royce Phantom.
Vấn đề ở chỗ các cửa hàng cao cấp Paris luôn chiều Arập Xêút và luôn tin vào khả năng tài chính của họ. Dân tỉ phú Arập Xêút thích ở khách sạn George V hoặc Plaza Athénée. Cỡ như khách sạn Ritz cũng c̣n bị chê. Họ thích “chơi” hiệu Vuitton hoặc Chanel. Hàng Hermès không thèm ghé mắt đến.
Tháng 5-2013, con út của Maha, Hoàng tử Fahd (lúc đó 21 tuổi), tổ chức tiệc ăn mừng tốt nghiệp kéo dài ba ngày tại Disneyland Paris với 60 người bạn và tốn khoảng 20 triệu USD! Cần nói thêm, khách sạn Shangri-La, nơi Maha trốn nợ, là một trong những khách sạn đắt nhất Paris. Giá thấp nhất là 750USD và giá pḥng siêu sang có thể lên đến 23.000USD/đêm.
Thành viên đáng nói nữa là nguyên Đại sứ Bandar. Tại Mỹ, không đại sứ nào được hưởng chế độ bảo vệ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trừ Bandar Bin Sultan. Quan hệ Bandar với chính trường Mỹ đă vượt khuôn khổ ngoại giao cấp đại sứ. Người ta thấy ông dự lễ khánh thành Trung tâm Kennedy; dự tiệc tại nhà riêng Katharine Graham (cố chủ bút tờ “Washington Post”) hoặc chơi golf với nghị sĩ Mỹ nào đó.
Bandar Bin Sultan là cái trục trong quan hệ Washington - Riyadh. Từ khi được chọn là đại sứ Saudi tại Mỹ năm 1983 (khi 34 tuổi), Bandar đă chiếm nhiều cảm t́nh trong giới chính khách Mỹ hơn bất kỳ đại sứ nước ngoài nào. Là phi công liều lĩnh, tín đồ Hồi giáo thích nhắm rượu scotch, hút x́ gà là một đại diện ngoại giao hào phóng với chiếc ví luôn mở, Bandar đă cho thấy ông là tay sành điệu và lọc lơi trong mua chuộc chính trường.
Lúc c̣n làm tùy viên quân sự Arập Xêút tại Mỹ năm 1981, ông từng thuyết phục thành công Quốc hội Mỹ chuẩn y kế hoạch bán hệ thống báo động pḥng không cho Riyadh. Ở vị trí đại sứ, Bandar thay mặt Triều đ́nh Saudi đặt 10 triệu USD vào một ngân hàng tại Vatican (từng bị “Washington Post” phanh phui) theo yêu cầu Giám đốc CIA William Casey, để đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Italia sử dụng trong chiến dịch chống cộng.
Tháng 6-1984, cũng chính Bandar là người chuyển khoản đầu tiên trong 30 triệu USD đến tay Oliver North trong thương vụ mua vũ khí cho lực lượng contra Nicaragua.
Bandar là bạn thân gia đ́nh cựu Tổng thống Bush. Quan hệ cá nhân không chỉ thể hiện ở việc Bandar thường xuyên dùng bữa tại nhà riêng gia đ́nh Bush mà c̣n ở việc đóng góp 1 triệu USD cho công tŕnh xây dựng Thư viện tổng thống George H. Bush tại College Station (Texas).
Và theo đề nghị của Bandar, Vua Fahd đă tặng 1 triệu USD cho chương tŕnh xóa mù chữ của phu nhân Barbara, như từng hỗ trợ 1 triệu USD cho chương tŕnh Just Say No (chống nạn nghiện ma túy) của Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan. Năm 2002, Hoàng tử Al-Walid Bin Talal (cháu Vua Fahd) đă tặng nửa triệu USD cho “Quỹ học bổng George H. Bush” (thành lập tại Viện Phillips).
Tháng 4-2004, FBI bắt đầu điều tra các tài khoản mật của Đại sứ Arập Xêút Bandar Bin Sultan trong Ngân hàng Quốc gia Riggs của Mỹ. Theo “Newsweek”, quan hệ giữa Riggs và Arập Xêút đă h́nh thành từ hai thập niên và trước khi nội vụ bị làm rùm beng, Riggs đă có 100 tài khoản khác nhau của thành viên Hoàng gia Arập Xêút.
Chi tiết vụ việc được phanh phui khi FBI phát hiện công chúa Haifa al-Faisal (vợ Bandar) rút tiền từ Riggs và gửi cho một số tổ chức từ thiện nhưng sau đó lọt vào tay hai thành viên nhóm khủng bố 11-9-2001.
Cao Minh