Tiền đen của Tàu khựa tuồn ra nước ngoài đứng đầu thế giới. Chính v́ tiền này mà thị trường bất động sản ở Canada đă cao vọt. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về ḍng "tiền đen" tuồn ra nước ngoài với con số kỷ lục trung b́nh 139 tỉ USD/năm trong giai đoạn 2004-2013.
Trong một báo cáo hằng năm được công bố hôm 9-12 bởi Tổ chức Liêm chính Toàn cầu (GFI) - một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Washington, Trung Quốc là nước có ḍng "tiền đen" tuồn ra nước ngoài nhiều nhất với gần 1,4 ngh́n tỉ USD trong một thập niên (trung b́nh 139 tỉ USD/năm).
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách là Nga với 104 tỉ "tiền đen" tuồn ra thế giới mỗi năm trong cùng giai đoạn trên, tiếp theo là Mexico (52,8 tỉ USD/năm) và xếp ở vị trí thứ tư là Ấn Độ (51 tỉ USD/năm).
Đáng chú ư, ḍng "tiền đen" của Ấn Độ thậm chí nhiều hơn ngân sách quốc pḥng của nước này. Ngân sách quốc pḥng của Ấn Độ là 50 tỉ USD.
Ḍng "tiền đen" Trung Quốc tuồn ra nước ngoài đạt kỷ lục với 139 tỉ USD mỗi năm trong giai đoạn 2004-2013. Ảnh: Business Insider
GFI cho biết nguồn tiền thất thoát khổng lồ của Trung Quốc trong năm nay đă đẩy mạnh thị trường bất động sản từ Sydney đến Vancouver. Trong khi đó, khả năng đồng nhân dân tệ mất giá có thể khiến tiền mặt được chuyển ra nước ngoài nhiều hơn.
Lượng tiền thất thoát xuất phát từ hành vi trốn thuế, tội phạm, tham nhũng và các hoạt động bất hợp pháp khác, báo cáo cho biết.
Việc sử dụng tài liệu giả mạo trong các giao dịch thương mại là phương thức nổi bật tại Trung Quốc, điển h́nh là vào năm 2013 khi chính phủ áp dụng biện pháp xử lư mạnh tay các trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện giao dịch mờ ám và làm sai số liệu.
Theo quy định, mỗi công dân Trung Quốc chỉ được phép chuyển tối đa 50.000 USD/năm ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn có nhiều công cụ để lách luật.
Chỉ xét riêng năm 2013, Trung Quốc có ḍng "tiền đen" được tuồn ra nước ngoài cao nhất, với con số kinh ngạc 258,64 tỉ USD trong năm này.
"Nghiên cứu này chứng minh rơ rằng các ḍng tài chính bất hợp pháp là vấn đề kinh tế gây thiệt hại nhất mà các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi phải đối mặt" - Chủ tịch GFI Raymond Baker nói.
GFI khuyến cáo rằng các nhà lănh đạo thế giới nên tập trung vào việc ngăn chặn tính "mơ hồ" trong hệ thống tài chính toàn cầu, mà vốn tạo điều kiện cho các ḍng tiền trên đi ra nước ngoài bất hợp pháp.
Cơ quan hải quan phải giám sát chặt chẽ các hoạt động giao dịch thương mại. Chính phủ cần tăng cường đáng kể hoạt động thực thi của hải quan bằng cách trang bị và đào tạo hơn nữa các cán bộ để phát hiện tốt hơn các âm mưu tuồn "tiền đen" ra hải ngoại.
Bảo Anh (Theo RTTNews)