Nga đang rơi vào nhiều cuộc chiến mà không có lối thoát. Putin đang đạt được nhiều thắng lợi trên chiến trường Syria nhưng nhiều nới khác Nga cũng phải tham chiến. CHo đến nay tất cả đều nhận thấy Putin không c̣n có thể che giấu được nỗi sợ của ḿnh.
Thị trường dầu mỏ thế giới lại chứng kiến một cú sốc mới. Ngày 7/12, giá dầu giảm gần 6% và lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua xuyên thủng ngưỡng 38 USD/thùng. Dầu WTI giao tháng 1/2016 chỉ c̣n 37,65 USD/thùng.
Cho dù đă giảm 40% kể từ tháng 11/2014 và giảm tới 73% so với đỉnh cao nhưng giá dầu được dự báo có thể xuống tới 30 USD một thùng - một ngưỡng được đánh giá là sẽ tàn phá nhiều nền kinh tế, trong đó có Nga và đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu.
Hồi giữa tháng 9, Goldman Sachs c̣n dự đoán rằng, nếu cuộc chiến dầu khí giữa các nước c̣n kéo dài th́ giá dầu phải xuống 20 USD mới giải quyết được t́nh trạng này.
Theo Morgan Stanley, đợt suy giảm của ngành công nghiệp dầu lửa lần này sẽ nghiêm trọng hơn những ǵ đă xảy ra vào năm 1986, thời điểm mà ngành này rơi vào đợt suy giảm mạnh nhất trong 45 năm.
C̣n dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, giá dầu c̣n thấp ít nhất 5 năm nữa do nguồn cung vẫn dư thừa.
Dầu giảm giá không phanh là một sự thật tồi tệ và là một điểm yếu khó giấu giếm của Tổng thống Nga Putin. Hàng loạt các phân tích trong và ngoài nước cho thấy, nước Nga chưa chuẩn bị cho một cú sốc tiếp theo gây ra bởi giá dầu giảm.
Trước đó, nền kinh tế Nga dự trù ngân sách 2015 với giá dầu là 100 USD. Tuy nhiên, mức giá trong suốt cả năm chỉ quanh 45 USD. Trong hơn một năm qua, chính quyền cũng như người dân Nga đă phải chật vật thích nghi với cuộc khủng hoảng do giá dầu và đồng rúp sụt giảm.
Gần đây, trên Itar-Tass, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, Quỹ Dự trữ của nước này có thể sẽ cạn sạch ngân sách trong năm 2016 nếu dầu thấp dưới 50 USD và Kremlin đối mặt với cú sốc kinh tế thứ hai. Hiện tại, quỹ dự trữ của nước này chỉ c̣n khoảng 1% GDP, so với mức gần 7% (tương đương hơn 77 tỷ USD) hồi đầu năm.
Dự trữ ngoại hối của Nga cũng đă tụt giảm khoảng 20 tỷ USD trong năm nay xuống c̣n khoảng 366 tỷ USD sau khi tụt giảm hơn 124 (-24,4%) trong năm 2014. Dự trữ hiện nay thấp hơn hồi khủng hoảng tài chính 2008-2009. GDP quư III nước này giảm tới 4,3% và chính đại diện Bộ Kinh tế Nga cảnh bảo kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc thứ hai nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng trong ba năm tới.
Sức mạnh kinh tế của ông Putin có thể c̣n suy yếu nhanh hơn dự báo bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục được kéo dài. Chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria tốn kém và gần đây là cuộc chiến thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga mất đi một đối tác nhập khẩu khí đốt rất lớn…
Cuộc chiến khó lui
Nhiều dự báo gần đây cho thấy, trong năm 2016, Nga đối mặt với rất nhiều thách thức, từ dầu khí giá thấp mà hậu quả là các nguy cơ về tài chính, trong đó có thâm hụt ngân sách và đồng rúp mất giá.
Trong cuộc họp mới nhất, OPEC tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá. Tổ chức này tiếp tục duy tŕ sản lượng 31,5 triệu thùng/ngày. Đây là nguyên nhân khiến dầu xuống dưới ngưỡng 38 USD. OPEC sẽ họp lại trong tháng 6 tới và trong thời gian chờ đợi, dầu có thể c̣n suy giảm.
Hầu hết các dự báo đều cho rằng, Saudi Arabia, Iraq, Nga và các nước sản xuất dầu lớn khác sẽ khai thác dầu hết tốc lực để bảo vệ thị phần. Iran sắp tới đóng góp một lượng dầu không nhỏ trong năm 2016 khi các lệnh cấm vận nước này được dỡ bỏ.
Cuộc chiến dầu khí giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga đang ở mức độ cao trào và có thể khiến OPEC, Nga suy yếu, trong khi Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước tiêu thụ dầu khác hưởng lợi.
Hiện tại, Saudi Arabia vẫn là nước dẫn dắt khối OPEC. Theo FT, giới lănh đạo nước này vẫn tin tưởng mănh liệt vào một chiến thắng trong cuộc chiến dầu mỏ lần này. Đây là lư do khiến OPEC không có ư định cắt giảm sản lượng khai thác dầu, không có ư định làm dịu cuộc chiến này, bất chấp cũng chịu những thiệt hại nặng nề.
Theo đánh giá của NH Raiffeisen International AG, giá dầu thấp là nguy cơ chính đối với kinh tế Nga dù nước này đă thích nghi được trong năm 2015. Nguy cơ này sẽ dẫn đến sự suy yếu hơn nữa của đồng rúp và những đợt lạm phát mới.
Với hàng loạt các áp lực dồn lên cùng một lúc, nền kinh tế Nga đang đứng trước rất nhiều rủi ro. Nếu t́nh trạng dầu giá thấp kéo dài, trừng phạt lẫn nhau triền miên và chi tiêu cho quân sự tốn kém, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ.
Đây có lẽ là nỗi sợ hăi khó giấu giếm của ông Putin - người được Forbes chọn là nhân vật quyền lực nhất trên thế giới - trong 3 năm liên tiếp.