Vietbf.com - Nước nào sẽ thắng trong cuộc đua chiến đấu cơ thế hệ 5 ở châu Á, v́ trong cuộc phát triển nhiều mẫu chiến đấu cơ tiên tiến này có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều muốn thành công loại tân tiến này, và v́ sao các nước trên lại có cuộc đua quyết liệt phải thắng những chiến đấu cơ thế hệ 5 sau đây?.
Nhà phân tích Benjamin David Baker đă đề cập về vấn đề này trên tạp chí The Diplomat. Dưới đây là nội dung bài viết:
Căng thẳng đang tăng cao khắp khu vực châu Á – Thái B́nh Dương, từ biên giới Ấn Độ - Pakistan, những chính sách biên giới gây tranh căi của Australia cho tới các động thái tranh giành lănh hải của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trong bối cảnh này, các quốc gia châu Á đang tăng cường đầu tư năng lực quân sự. Đối với họ, sở hữu các phương tiện tác chiến trên không mạnh mẽ và đáng tin cậy là một nhân tố quan trọng trong năng lực răn đe.
Điều này được phản ánh rơ nét trong mức chi tiêu quân sự của khu vực.
Trong lúc này, thế giới đang đối diện với bước chuyển thế hệ của máy bay quân sự. Kể từ thập niên cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, các máy bay chiến đấu “thế hệ 4” đă thống trị bầu trời.
Chúng là những máy bay siêu thanh với hệ thống điện tử ngày càng tinh vi, trang bị vũ khí có thể tấn công đối phương cách xa hàng km.
Những máy bay này về cơ bản vẫn là xương sống của mọi lực lượng không quân hiện đại trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, một số quốc gia dồi dào ngân sách và đầu tư nhiều cho các chương tŕnh nghiên cứu & phát triển quân sự đang nỗ lực phát triển một loại máy bay chiến đấu mới, gọi là “thế hệ 5”.
Chúng được tích hợp công nghệ tàng h́nh để giảm thiểu nguy cơ bị radar đối phương phát hiện. Bên cạnh đó là các cảm biến tiên tiến và hệ thống liên lạc an toàn để phi công và đội chỉ huy trên mặt đất kiểm soát toàn diện chiến trường.
Mỹ đang đi đầu trong lĩnh vực này. Mặc dù có một số tranh căi về tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ 5 nhưng phần lớn đồng t́nh rằng hiện tại chỉ có 1 mẫu máy bay duy nhất đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí, đó là Lockheed Martin F-22 Raptor.
Thông số kỹ thuật của F-22 được bảo vệ nghiêm ngặt và Washington không bán mẫu máy bay này cho bất cứ bên nào, thậm chí cả những đồng minh thân cận.
Trong khi đó, F-35 Joint Strike Fighter, một mẫu tiêm kích thế hệ 5 khác của Lockheed Martin, dự kiến sẽ được xuất khẩu sang nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ.
Tuy nhiên, F-35 vẫn c̣n gây nhiều tranh căi v́ chương tŕnh chậm trễ, đội chi phí và các vấn đề kỹ thuật.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có tham vọng về công nghệ tiêm kích thế hệ 5. Một số quốc gia châu Á cũng đang nỗ lực phát triển mẫu máy bay của riêng ḿnh.
Trung Quốc đang ra sức thiết kế và sản xuất một mẫu chiến đấu cơ có thể giúp nước này bù đắp những lợi thế mà Mỹ nắm giữ.
Để đáp lại, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang phát triển tiêm kích nội địa thế hệ 5, với nhiều công nghệ “vay mượn” từ F-35.
Ấn Độ cũng đang theo đuổi dự án chiến đấu cơ thế hệ 5 (dù New Delhi chủ yếu trông cậy vào Moscow và chương tŕnh nghiên cứu – phát triển nội địa của ḿnh để đáp ứng nhu cầu).
Trung Quốc
Trung Quốc đang phát triển 2 mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5. Trong đó J-20 (của Tập đoàn Thành Đô) dành cho Không quân Trung Quốc (PLAAF) được cho là phiên bản của tiêm kích Raptor (Mỹ).
Mặc dù không có nhiều thông tin về J-20 nhưng có lẽ nó được thiết kế chủ yếu để chiếm ưu thế trên không. Suy đoán này là do máy bay được trang bị các mấu cứng dùng để treo tên lửa không-đối-không, trong đó có tên lửa tầm ngắn PL-9 và tầm xa PL-12, PL-21.
Tiêm kích J-20...
Giống như nhiều máy bay chiến đấu khác của PLAAF, vấn đề quan trọng nhất vẫn c̣n tồn tại với J-20 là động cơ.
Hiện chưa rơ máy bay này sẽ dùng động cơ ǵ nhưng có thể là động cơ WS-10 do Trung Quốc tự thiết kế hoặc động cơ Saturn AL-31F mua từ Nga.
Trung Quốc đang phát triển động cơ turbofan mới, gọi là WS-15 và cũng có thể sẽ trang bị riêng cho J-20.
Trong khi đó, có những suy đoán cho rằng Trung Quốc sẽ dùng kỹ thuật đảo ngược để lấy một số công nghệ trong động cơ turbofan Saturn AL-117S trên các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Gần đây, Bắc Kinh đă xác nhận nước này sẽ mua 24 chiếc Su-35.
Theo PLAAF, J-20 sẽ đạt khả năng hoạt động đầy đủ vào năm 2018 mặc dù giới chuyên gia cho rằng khung thời gian này không chắc chắn và có thể là quá lạc quan.
... và J-31 của Trung Quốc
Ngoài J-20, Trung Quốc c̣n phát triển “bản sao” của F-35, đó là J-31 (của Tập đoàn Thẩm Dương).
Giống như J-20, nhiều thông số kỹ thuật của J-31 được bảo mật, tuy nhiên, có thể mẫu máy bay này sẽ mang lại khả năng pḥng thủ tiên tiến cho PLAAF trong các hoạt động yểm trợ đường không tầm gần, ném bom và đánh chặn.
Nó c̣n có thể vô hiệu hóa hệ thống pḥng không đối phương và có thể được sử dụng làm tiêm kích hạm trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.
Dự kiến, J-31 sẽ đạt khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2020.
Tiếp bước F-35, vào tháng trước, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ xuất khẩu J-31 ra thế giới. Tuy nhiên, không giống như máy bay Mỹ, J-31 vẫn chưa có bất cứ khách hàng tiềm năng nào.
Tại Mỹ, có một số ư kiến tin rằng cả J-20 và J-31 đều được thiết kế với một phần công nghệ đánh cắp từ F-35.
Chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Joe Manchin (đến từ Tây Virginia) cho rằng máy bay chiến đấu tàng h́nh 2 động cơ J-20 có nhiều điểm tương đồng với F-22 Raptor, trong khi J-31 có thiết kế tương tự F-35.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng đang tự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 chiếm ưu thế trên không để thay thế các tiêm kích F-15 đă già cỗi.
Tokyo đă khởi động dự án Mitubishi ATD-X Shinshin sau khi Washington từ chối bán cho nước này các tiêm kích F-22.
Tuy nhiên, theo dự kiến, phải tới cuối những năm 2020, máy bay chiến đấu ATD-X (hay c̣n được biết đến là Mitsubishi F-3) mới có thể đi vào phục vụ.
Trong lúc này, Nhật Bản đă đặt hàng 42 chiếc F-35 của Mỹ để thay thế tạm thời các máy bay F-15 trong thời gian chờ đợi ATD-X.
Nguyên mẫu máy bay ATD-X.
ATD-X được cho là sẽ tích hợp một số công nghệ tàng h́nh của F-35.
Nếu hoàn thiện, ATD-X sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến. Máy bay sẽ được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), với những khả năng cần thiết dành cho nhiệm vụ đối kháng điện tử, thông tin liên lạc và thậm chí là vũ khí vi-ba.
Theo kế hoạch, ATD-X sẽ có hệ thống điều khiển bay “flight-by-optics” – dữ liệu được truyền qua các dây dẫn sợi quang học thay v́ bằng tín hiệu điện. Với cách này, dữ liệu sẽ được truyền đi nhanh hơn và không bị nhiễu điện từ.
Ngoài ra, mẫu máy bay của Nhật sẽ có khả năng tự phục hồi điều khiển bay (SRFCC).
Hàn Quốc
Chương tŕnh máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hàn Quốc cũng là một chương tŕnh dài hơi. Mẫu máy bay KF-X của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) không hẳn là chiến đấu cơ thế hệ 5 mà đúng hơn là thế hệ “4,5”.
KF-X là chương tŕnh khá tham vọng, hướng tới mục tiêu cung cấp cho Hàn Quốc một mẫu máy bay chiến đấu tàng h́nh có khả năng vượt trội các mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 tốt nhất hiện nay (trong đó có tiêm kích F-16 mà nước này đang trang bị).
Hàn Quốc cho rằng họ cần có một loại chiến đấu cơ có thể tàng h́nh trước radar của Triều Tiên, trong khi có đủ khả năng để ngăn chặn Trung Quốc và thậm chí là máy bay thế hệ 5 của Nhật Bản.
Mô h́nh máy bay chiến đấu KF-X
Trước đó, Seoul đă đồng ư mua 40 tiêm kích F-35 của Mỹ, cùng với 25 công nghệ khác nhau. Điều này sẽ giúp Seoul có được những công nghệ và vật liệu cần thiết để chế tạo KF-X.
Tuy nhiên, Washington hiện từ chối chuyển giao 4 công nghệ trong số này do áp lực từ Quốc hội và ngành công nghiệp quốc pḥng Mỹ.
Các công nghệ mà Hàn Quốc muốn có bao gồm công nghệ chế tạo radar quét mạng pha điện tử chủ động, hệ thống t́m kiếm – theo dơi bằng hồng ngoại, hệ thống ngắm mục tiêu quang – điện tử và hệ thống gây nhiễu tần số radio.
Một số nguồn tin cho biết Hàn Quốc sẽ t́m cách tự phát triển 2 công nghệ phía sau, c̣n 2 công nghệ phía trước sẽ hợp tác với một quốc gia nước ngoài (tất nhiên không phải Mỹ).
Nguyên nhân khiến Mỹ lưỡng lự chuyển giao cho Hàn Quốc 4 công nghệ này có lẽ là do Seoul muốn xuất khẩu máy bay chiến đấu KF-X khi nó hoàn tất.
Indonesia đă tham gia chương tŕnh này và sẽ nhận được 80 máy bay chiến đấu KF-X khi hoàn tất.
Seoul tuyên bố sẽ triển khai 120 máy bay KF-X trong giai đoạn 2025 – 2030. Nếu họ có thể chế tạo thành công th́ KF-X sẽ là phương án thay thế cho F-35 với giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, có vẻ Hàn Quốc khó có khả năng phát triển toàn bộ những công nghệ liên quan (hoặc mua từ các nguồn cung cấp khác) kịp thời gian.
Ngoài ra, quyết định của Bộ Quốc pḥng Mỹ có thể khiến Hàn Quốc hủy bỏ toàn bộ thỏa thuận F-35, điều này sẽ khiến Seoul không được trang bị tiêm kích thế hệ 5 trong tương lai gần.
Ấn Độ
Chương tŕnh máy bay chiến đấu thế hệ 5 cuối cùng mà châu Á đang tự phát triển là AMCA (máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến) của Ấn Độ, hiện do Tập đoàn nội địa HAL phụ trách.
Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc (và Trung Quốc nếu các báo cáo về việc đánh cắp công nghệ là chính xác), Ấn Độ hiện không và trong tương lai cũng sẽ không sử dụng công nghệ trên F-35.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch “Make in India” do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khởi xướng, phần lớn công nghệ và khí tài trên AMCA sẽ do Ấn Độ tự phát triển.
Tuy nhiên, vẫn có những đồn đoán cho rằng HAL sẽ mua một số công nghệ cần thiết từ Nga. Moscow hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi PAK-FA (hay T-50).
Mô h́nh máy bay chiến đấu AMCA.
AMCA sẽ đóng vai tṛ hỗ trợ, thay v́ thay thế hoàn toàn các máy bay chiến đấu của Ấn Độ hiện nay.
Giống như F-35, AMCA sẽ là máy bay chiến đấu đa nhiệm, có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến không-đối-không và không-đối-đất.
Máy bay sẽ sử dụng động cơ turbofan GTRE K-10, phiên bản tiếp nối của mẫu động cơ Kaveri đă bị hủy bỏ.
Động cơ mới sẽ được thiết kế và chế tạo với sự hỗ trợ từ một công ty nước ngoài (nhưng cũng có thể sẽ là động cơ M88 của công ty Snecma – Pháp hoặc động cơ F-414 của tập đoàn General Electric – Mỹ).
HAL cũng đang có kế hoạch phát triển phiên bản trên hạm của AMCA, có thể sẽ triển khai trên tàu sân bay lớp Vikrant.
Theo tờ Times of India, AMCA sẽ sẵn sàng thử nghiệm trong giai đoạn 2023 – 2024.
Cuộc chiến của các tiêm kích thế hệ mới để thống lĩnh bầu trời châu Á đă bắt đầu. Chúng ta hăy chờ xem “chim sắt” nào trong số này sẽ giành chiến thắng.
Trí Thức Trẻ