Đó là lời đề nghị của các chỉ huy không quân Mỹ với Bộ Quốc pḥng. Bởi dù đă đi vào hoạt động 60 năm nhưng cho đến nay B-52 vẫn là máy bay ném bom chủ đạo của Mỹ. Họ tin rằng "anh bạn già" này vẫn c̣n đủ sức oanh tạc chiến trường Syria.
"Pháo đài bay" B-52 già cỗi của không quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Báo New York Times mô tả B-52 là loại máy bay “không chấp nhận chết già”. Lẽ ra phải về hưu từ nhiều năm trước đây, B-52 từng thả quả bom hydro đầu tiên ở quần đảo Bikini năm 1956 hiện đă trở nên già cỗi, chậm chạp và ồn ào.
Nhưng 76 chiếc B-52 vẫn đóng vai tṛ chủ đạo trong phi đội máy bay ném bom của không quân Mỹ.
Anh bạn to béo xấu xí
Hàng loạt chỉ huy không quân Mỹ đă yêu cầu Lầu Năm Góc đưa B-52 tới Syria bắn phá các vị trí của IS.
“Chúng tôi rất quyết tâm và đă sẵn sàng chiến đấu” - NYT dẫn lời đại tá Kristin Goodwin, chỉ huy một đội máy bay ném bom tại căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana. Và dự kiến B-52 c̣n hoạt động đến tận năm 2040.
B-52 được mệnh danh là “pháo đài bay” nhưng không quân Mỹ thường gọi với cái tên giễu cợt là BUFF (viết tắt của Big Ugly Fat Fellow: anh bạn to béo xấu xí). Quá cũ để được trang bị công nghệ tàng h́nh, B-52 luôn bị chê là quá kềnh càng và ồn ào. Trong những năm qua, không quân Mỹ chỉ triển khai B-52 trong các sứ mệnh gần CHDCND Triều Tiên và Nga.
Năm 2013, Mỹ đă đưa hai chiếc B-52 tới Biển Đông để thách thức đ̣i hỏi chủ quyền vô lư của Trung Quốc. Vấn đề là theo các chuyên gia quân sự, máy bay ném bom cỡ lớn như B-52 không đạt hiệu quả cao. Các chiến dịch không kích của Mỹ dội hàng triệu tấn bom xuống Iraq hay Afghanistan và mới đây là Syria nhưng vẫn không ngăn chặn được sự hỗn loạn.
Trong thập niên 1950, Mỹ sản xuất hàng trăm máy bay B-52 với chi phí kỷ lục khi đó là 8 triệu USD/chiếc. Đến năm 1966, báo New York Times nhận định B-52 cần phải nghỉ hưu vào năm 1975 v́ “đến lúc đó đă quá già”. Năm 1982, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cảnh báo: “Nhiều chiếc B-52 của chúng ta già hơn cả các phi công lái chúng”.
Ngày nay có những phi công lái B-52 có cha và thậm chí ông nội đă điều khiển “anh bạn to béo xấu xí” này. Điểm mạnh lớn nhất của B-52 là bay được đến bất cứ đâu và thả bất kỳ loại bom nào. Năm 1965, máy bay B-52 bắt đầu ném bom miền Nam Việt Nam. Các nguồn tin quân sự khẳng định B-52 hầu hết ném bom trượt mục tiêu.
Năm 1972, hàng loạt chiếc B-52 ném bom phá hủy một phần Hà Nội, sát hại hàng trăm thường dân, dẫn đến những cuộc biểu t́nh phản chiến dữ dội tại Mỹ và trên thế giới. B-52 trở thành biểu tượng của chết chóc và sự tàn phá. Nhưng những chiếc B-52 vẫn tiếp tục được sử dụng ở chiến tranh vùng Vịnh, Kosovo, Afghanistan và Iraq.
Ném bom “thông minh”
Một nguyên nhân buộc không quân Mỹ phải tiếp tục sử dụng B-52 là các giải pháp thay thế tỏ ra thiếu hiệu quả. Chương tŕnh sản xuất máy bay B-1B linh hoạt hơn, có tốc độ nhanh hơn sụp đổ do loại máy bay này có hệ thống cản trở rađa hiện đại đến mức làm nghẽn luôn rađa của chính nó. Năm 1997, Mỹ tung ra loại máy bay ném bom tàng h́nh siêu hiện đại B-2.
Tuy nhiên máy bay B-2 với vỏ trang bị công nghệ chống rađa nhạy cảm phải được bảo quản trong các nhà ga có hệ thống kiểm soát môi trường đắt đỏ. Và ban đầu các cảm biến của B-2 không thể phân biệt được đâu là mây, đâu là núi. Cũng v́ vỏ ngoài được phủ lớp chất liệu chống rađa mà B-2 dễ bị hư hại khi bay trong mưa hay vùng có độ ẩm thấp. B-2 trở thành chiếc máy bay 2 tỉ USD không thể bay trong mưa.
V́ vậy, dù đă cũ kỹ và lạc hậu nhưng B-52 vẫn là loại máy bay ném bom chưa thể thay thế đối với không quân Mỹ. Trong những năm gần đây, không quân Mỹ trang bị cho B-52 các loại bom định vị “thông minh”. Các phi công khẳng định với loại bom này, B-52 có thể không kích hiệu quả như máy bay chiến đấu hiện đại. Ở Afghanistan, B-52 hoạt động như máy bay hỗ trợ.
Nhưng dù vậy, nhiều phi công Mỹ than phiền B-52 quá cũ, bị một số lỗi kỹ thuật. Và do chương tŕnh sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới Long Range Strike Bomber vẫn c̣n đang ở giai đoạn thiết kế, những chiếc B-52 kềnh càng, chậm chạp vẫn sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ít nhất là năm 2040.
Therealtz © VietBF