Vietbf.com - Cặp nam nữ xả súng vào bữa tiệc ở thành phố San Bernardino, làm 14 người chết và 21 người bị thương, trước khi bị cảnh sát bắn chết trong cuộc rượt đuổi, mà các nhà điều tra Mỹ nay nghiêng về giả thuyết vụ nổ súng ở bang Canlifornia là một “hành động khủng bố”, mà tác giả là một cặp vợ chồng gốc Pakistan. Căn hộ mà Farook và Malik thuê tại Redlands, cách San Bernardino khoảng 16km về phía đông, không khác ǵ một nhà máy chế tạo bom. Có tới 12 quả bom ống được t́m thấy tại đây.
Nhân viên FBI xem xét chiếc xe hơi mà hai nghi phạm đă muốn dùng để tẩu thoát, tại San Bernardino, ngày 03/12//2015.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ FBI James Comey loan báo rằng kết quả điều tra cho thấy những dấu hiệu cực đoan hóa của các hung thủ và cho thấy họ có thể bị các tổ chức nước ngoài lôi kéo. Tuy nhiên, ông Comey nhấn mạnh rằng hiện chưa có chi tiết nào cho thấy những kẻ sát nhân thuộc một nhóm hay một tổ khủng bố nào.
Ông David Boxhich, quan chức FBI ở Los Angeles, cho biết hai vợ chồng Syed Farook, 28 tuổi và Tsafeen Malik, 29 tuổi, đă chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho vụ thảm sát. Ngoài một kho vũ khí với hàng ngàn băng đạn, và nhiều khối chất nổ, những bằng chứng c̣n được t́m thấy trên điện thoại di động, máy vi tính và qua những cuộc nói chuyện giữa họ với các thành phần cực đoan ở Mỹ, và có thể là ở nước ngoài.
Ông Bowdich cũng cho biết là nhà chức trách Hoa Kỳ đang nghiên cứu một trang Facebook mà trên đó Malik dường như đă tỏ thái độ ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio nói về nhân vật này:
« Người ta biết rất ít về Tashmeen Malik, 29 tuổi, vợ của Syed Farook và là mẹ của một trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi. Người phụ nữ này đă bắn hàng chục loạt đạn từ khẩu súng tự động vào những khách mời tại bữa ăn trưa nhân dịp Noel tại San Bernardino. Chỉ trước đó ít lâu, trên mạng xă hội, bà mẹ trẻ này đă đăng lời tuyên bố ủng hộ những kẻ khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Vậy Tashmeen Malik hay Syed Farook là kẻ cầm đầu trong vụ thảm sát? Cuộc điều tra sẽ cho biết điều này. Nhưng cho tới giờ, người phụ nữ trẻ gốc Pakistan vẫn là một bí ẩn đối với các nhà điều tra, mà ngay đối với cả gia đ́nh nhà chồng. Theo như lời giải thích của các luật sư gia đ́nh nhà Syed Farook, Tashmeen Malik nói chuyện rất lễ phép, hành xử như một phụ nữ Hồi giáo thuần thành, tức là không lái xe hơi… Đây là một người sống hướng nội, cô ấy thích đơn độc và rất bảo thủ. Thực ra, anh em gia đ́nh nhà chồng chưa bao giờ nh́n thấy mặt cô ấy v́ cô ấy trùm khăn che kín mặt (burka).
Các luật sư của gia đ́nh Farook bác bỏ giả thuyết khủng bố mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đưa ra. Cơ quan này cho rằng vụ xả súng là một vụ tấn công do một một cặp vợ chồng “tự cực đoan hóa” tiến hành.
Giám đốc FBI phát biểu là hiện vẫn chưa có chi tiết nào cho thấy hai kẻ giết người thuộc một tổ chức khủng bố. Nhưng hành động của họ dường như có ảnh hưởng từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Một điều chắc chắn là cặp vợ chồng này đă lên kế hoạch kỹ lưỡng và cố gắng để xóa dấu vết sau vụ xả súng ».
Thanh Phương, Thu Hằng