Vietbf.com - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang xem xét mối liên hệ giữa một trong 3 kẻ thực hiện vụ xả súng ở San Bernardino, California với những kẻ cực đoan thông qua mạng xă hội. Nhà chức trách đang điều tra tác động của những cuộc đàm thoại với tư tưởng cực đoan của Syed Rizwan Farook, AP đưa tin.
Đặc vụ FBI điều tra hiện trường tai nạn. Ảnh: AP
Gần 24 tiếng đồng hồ sau vụ nổ súng giết chết 14 người và gây thương tích cho 17 người khác xảy ra ở thành phố San Bernadino, bang California, các giới chức điều tra Hoa Kỳ vẫn đang t́m nguyên nhân khiến vụ thảm sát kinh hoàng này xảy ra, gây rúng động cả nước Mỹ.
Tin mới nhất chúng tôi ghi nhận được, vẫn nói rằng cơ quan FBI không loại trừ khả năng vụ nổ súng có liên quan đến khủng bố, nhưng đồng thời cũng không loại trừ lư do sát thủ và vợ nổ súng giết người chỉ v́ có chuyện bực ḿnh, bất măn với đồng nghiệp ở sở làm.
Vụ việc xảy ra hồi trưa hôm qua, giờ địa phương, ở pḥng hội của Trung Tâm Xă Hội Inland Regional Center, tọa lạc tại thành phố San Bernadino, nằm cách Los Angeles chừng 100 cây số, và cách khu Little Saigon của miền Nam bang California khoảng 80 cây số.
Các nhân chứng may mắn sống sót cho biết trước khi vụ nổ súng xảy ra, hung thủ tên là Syed Farook, 28 tuổi, có mặt trong bữa tiệc mừng Lễ Giáng Sinh dành cho nhân viên một số cơ quan địa phương, được tổ chức ở pḥng hội của Trung Tâm.
Khi bữa tiệc vừa bắt đầu, không hiểu v́ lư do ǵ mà hắn ta bực bội bỏ ra ngoài, chừng nửa giờ đồng hồ sau đó hắn trở lại với vợ, cả 2 cầm súng bắn xối xả vào những người đang ăn tiệc.
Sau khi thi hành thủ đoạn, hai vợ chồng hắn lên xe tẩu thoát, và bị cảnh sát bắn chết ngay trên xe ít tiếng đồng hồ sau đó. Cảnh sát cũng nói trên xe của sát thủ có cả súng trường lẫn súng lục, và khi bị cảnh sát rượt đuổi, chúng c̣n ném bom tự chế, nhưng trái bom này không phát nổ.
Trích dẫn tin từ các toán điều tra, truyền thông Hoa Kỳ cho biết sát thủ Farood sinh trưởng ở Mỹ, là người gốc Nam Á, làm việc cho Sở Vệ Sinh của quận. Vợ hắn tên là Tashfeen Malik, 27 tuổi, cũng gốc Nam Á, nhưng nghe nói từng sinh sống ở Trung Đông trước khi vào Mỹ.
Cả 2 đều theo đạo Hồi
Có tin nói rằng nữ sát thủ Malik là bạn gái của Farood, nhưng những người thân trong gia đ́nh nói 2 người là vợ chồng.
Dựa theo những người từng làm việc chung với Farook, nhật báo The Los Angeles Times cho hay vài năm trước đây tên này từng sang Ả Rập Xê Út, và quay về Mỹ với cô vợ mới cưới. Bạn bè của Farood cũng nói cặp vợ chồng này quen nhau qua mạng.
Trong cuộc họp báo khuya ngày hôm qua, ông cảnh sát trưởng Jarrod Burguan của thành phố San Bernadino nói đang t́m hiểu nguyên nhân, và không loại trừ khả năng khủng bố.
Điều này cũng được ông David Bowdich, Phụ Tá Giám Đốc FBI làm việc tại Los Angeles nói đến, cho hay chưa thể kết luận đây có phải là một vụ khủng bố hay không.
Ông Cảnh Sát Trưởng Burguan cũng cho rằng đây là âm mưu định sẵn, tức hai vợ chồng sát thủ biết chúng sẽ làm ǵ trước khi nổ súng giết người.
Những tin tức được phổ biến sau đó cho thấy điều ông cảnh sát trưởng thành phố San Bernadino nói là điều không sai.
Trước hết, theo lời của người thân của sát thủ kể với báo chí, hai vợ chồng Farood có một đứa con gái mới 6 tháng, từ sáng sớm đem con gửi cho bà nội của cháu bé, sát thủ Farood nói với mẹ rằng nhờ giữ con để hắn đưa vợ đi bác sĩ.
Một điểm khác là sau khi bực dọc rời khỏi bữa tiệc mừng Giáng Sinh, hắn về nhà đón vợ, cả 2 vợ chồng nai nịt gọn gàng, trở lại địa điểm buổi tiệc và nổ súng giết người.
Ít giờ đồng hồ sau đó khi bị cảnh sát bắn chết trên xe, cả 2 vợ chồng này vẫn mặc trên người bộ quần áo sát thủ.
Ngoài ra, cảnh sát c̣n t́m thấy nhiều trái bom tự chế ở ngay Trung Tâm Xă Hội Inland Regional Center, đang điều tra xem thủ phạm đặt những trái bom này có phải là Farood hay vợ hắn ta không.
Dựa vào những chứng cớ này, ông Cảnh Sát Trưởng Burguan mới nói rằng ông nghĩ hai vợ chồng sát thủ có kế hoạch hành động, biết chúng sẽ làm ǵ khi nổ súng giết người.
Ngay sau khi cảnh sát nhận diện được vợ chồng sát thủ, Hội Đồng Quan Hệ Hoa Kỳ-Hồi Giáo tổ chức cuộc họp báo, kêu gọi mọi người b́nh tĩnh, đừng vội vă đưa ra những kết luận có thể gây bất lợi cho các tín đồ theo đạo Hồi và cộng đồng mà họ đang cư ngụ.
Lên tiếng trong cuộc họp báo, ông Farhan Khan, anh rể của nam sát thủ Farook nói rằng ông và cả gia đ́nh bang hoàng khi nghe tin vợ chồng Farook nổ súng giết người, tự đặt câu hỏi động cơ nào đă thúc đẩy hắn làm điều đó.
Cũng xin thưa thêm ngay sau khi vụ nổ súng xảy ra, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và ông Thống Đốc Jerry Brown của tiểu bang California liên tục được thông báo các chi tiết về vụ thảm sát.
Nói trên đài truyền h́nh CBS, Tổng Thống Hoa Kỳ cho hay chưa biết lư do tại sao vụ thảm sát lại xảy ra, nhưng ông nhắc lại điều đă nhiều lần nói trước đây là nếu muốn an toàn hơn, nước Mỹ cần có những quy luật gắt gao để kiểm soát vơ khí, kể cả quy định buộc phải điều tra cặn kẽ những người muốn mua súng.
Vẫn theo Tổng Thống Hoa Kỳ, điều không thể chối căi được là những vụ thảm sát xảy ra ở Hoa Kỳ nhiều hơn ở những quốc gia khác, v́ thế nước Mỹ cần phải có những quy định về súng gắt gao hơn. Tổng Thống Obama nói rơ những quy định gắt gao này chưa hẳn đă ngăn chận được tất cả những cuộc thảm sát, nhưng ít nhất “để những vụ như thế này không thường xuyên xảy ra”.
Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đưa thí dụ hiện giờ chính phủ Mỹ co danh sách những kẻ bị cấm bay, tức không được lên phi cơ v́ bị t́nh nghi hoạt động hay cảm t́nh với khủng bố, bảo thêm rằng điều trớ trêu là những kẻ nằm trong danh sách bị cấm bay vẫn có thể mua súng thật dễ dàng.
Trên trạng mạng xă hội Twitter, ứng cử viên tranh chức Tổng thống là Bà Cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng đưa ra phát biểu tương tự. Bà Clinton viết: “Tôi không thể chấp nhận chuyện này là chuyện b́nh thường. Chúng ta phải hành động tức khắc để ngưng ngay chuyện sử dụng súng gây bạo lực”.
Ông Thống Đốc Jerry Brown của tiểu bang California gọi vụ thảm sát là một hành động tàn bạo, kinh hoàng.
(RFA)