Vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đă thiếu “kiềm chế” khi bắn tan xác máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đă đẩy quan hệ 2 nước căng thẳng hơn bao giờ hết! Kể từ sau vụ việc này, căng thẳng giữa hai nước đang ngày càng leo thang và không ngừng xảy ra tranh căi giữa quan chức hai bên. Trong cuộc đối đầu gay gắt này, vấn đề nổi cộm nhất chính là những cáo buộc của Moskva và Ankara về những vấn đề liên quan đến IS.
Tổng thống Nga Putin tṛ chuyện với ông Erdogan sau cuộc họp báo tại Istanbul ngày 3/12/2012. Tuy nhiên cả 2 đă không c̣n nh́n mặt nhau kể từ sau sự cố Su-24.
Tổng thống Nga Putin tṛ chuyện với ông Erdogan sau cuộc họp báo tại Istanbul ngày 3/12/2012. Tuy nhiên cả 2 đă không c̣n nh́n mặt nhau kể từ sau sự cố Su-24. (Ảnh: Osman Orsal/Reuters)
Cáo buộc mới nhất được Bộ Quốc pḥng Nga đưa ra hôm 2/12 về việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và “gia đ́nh của ông” được hưởng lợi từ việc buôn lậu dầu mỏ mà IS khai thác tại các giếng dầu của Iraq và Syria.
Hăng thông tấn quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu lập tức phản ứng bằng việc đăng tải trên mạng xă hội đường dẫn tới một bài viết có tựa đề “Dầu mỏ của Syria liên quan tới IS” – đề cập chi tiết về chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn có liên quan đến việc buôn bán dầu của IS.
Tuần trước, Nga ngừng thỏa thuận miễn thị thực du lịch cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời khuyên người dân Nga nên tránh tới quốc gia trong khối NATO này do “hàng loạt các sự cố khủng bố nghiêm trọng trên đất Thổ”. Về phần ḿnh, cũng trong ngày hôm qua Ankara tuyên bố đă bắt giữ 7 công dân Nga tại khu vực biên giới phía Nam v́ nghi có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) và cho biết sẽ trục xuất những người này trở về nước.
Sơ đồ các khu vực tại Syria bị IS và những nhóm phiến quân chiếm đóng và địa điểm thu hút các cuộc không kích. (Ảnh: Reuters)
Mặc dù cả ông Putin và Erdogan vẫn chưa gặp mặt kể từ sau sự cố của máy bay Su-24 nhưng điều này cũng không ngăn cản hai nhà lănh đạo đăng đàn cáo buộc nhau có quan hệ với IS. Tuy mọi lời buộc tội này đều bị phủ nhận nhưng vẫn có những bằng chứng cho thấy cả hai quốc gia đă nuôi dưỡng mối quan hệ với IS kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra 5 năm trước.
Những liên hệ “không thể phủ nhận”
Ông Putin là người nổ phát súng đầu tiên sau sự kiện Su-24 khi lên án Ankara “đồng lơa với bọn khủng bố” và nhấn mạnh thêm “lâu nay, một lượng lớn dầu mỏ và các chế phẩm dầu mỏ từ vùng đất bị IS chiếm đóng đă được đưa vào lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ông Erdogan lập tức bác bỏ thông tin này và khẳng định sẵn sàng từ chức nếu Moskva có thể chứng minh Ankara có quan hệ kinh tế hoặc t́nh báo với IS. Ông gọi những lời buộc tội của người đồng cấp Nga là “vu khống” và cảnh báo Moskva không nên “đùa với lửa”.
Khói bốc lên trên khu vực Sinjar, phía bắc Iraq từ những đám cháy dầu do IS dựng lên khi các chiến binh người Kurd được không quân Mỹ hậu thuẫn tiến hành một cuộc tấn công lớn ngày 12/11/2015. (Ảnh: Bram Janssen/AP)
Tuy nhiên, hồi tháng 7, phóng viên Martin Chulov của The Guardian đă đưa tin về cuộc đột kích do Mỹ dẫn đầu vào căn cứ của Abu Sayyaf, kẻ được coi là “giám đốc tài chính” của IS, chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động về dầu mỏ và khí đốt của đội quân khủng bố tại Syria.
Hành động lần đó không chỉ tiêu diệt được tên khủng bố này mà c̣n t́m thấy bằng chứng về việc các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ với nhiều thành viên cấp cao của Nhà nước Hồi giáo.
Một quan chức cao cấp phương Tây tiết lộ với The Guardian rằng những tài liệu thu được tại căn cứ của Sayyaf đă hé lộ những mối liên kết “rất rơ ràng” và “không thể phủ nhận” giữa Thổ Nhĩ Kỳ và IS tới mức “có thể kết thúc những tác động chính trị sâu sắc trong mối quan hệ giữa chúng ta và Ankara”.
Ông Erdogan bị cáo buộc để Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ trước IS. (Ảnh: Shoebat)
Tuy Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên trong liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu nhưng lâu nay vẫn luôn bị các chuyên gia, người Kurd và thậm chí Phó tổng thống Joe Biden cáo buộc đă tạo điều kiện cho IS khi làm ngơ trước mạng lưới buôn lậu vũ khí lớn và để nhiều người vượt qua biên giới đầu quân cho tổ chức khủng bố trong khi đang diễn ra cuộc chiến tại Syria.
Việc đảng cầm quyền AKP của ông Erdogan để mặc IS lộng hành dường như là một phần trong kế hoạch lật đổ chế độ của tổng thống Syria Bashar al-Assad và cũng là để ngăn chặn người Kurd – đối tượng được xem là mối đe dọa lớn tới chủ quyền của người Thổ hơn là IS.
Năm ngoái, Ankara đă chính thức chấm dứt chính sách lỏng lẻo của ḿnh nhưng không phải trước khi biên giới phía Nam của nước này trở thành một điểm trung chuyển dầu giá rẻ, vũ khí, các chiến binh nước ngoài và những cổ vật bị đánh cướp.
IS vẫn tự do hoành hành. (Ảnh: Vice)
Không phải ngẫu nhiên mà tuần trước chính quyền của ông Obama đă gây sức ép lên Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu tăng cường thêm quân đội tới biên giới phía nam với Syria để đóng cửa 60 dặm “khe hở” hiện vẫn đang bị IS sử dụng để vận chuyển vũ khí và các chiến binh.
Chế độ al-Assad
Trong khi đó, tháng 9 vừa qua, Nga – quốc gia luôn ủng hộ al-Assad – đă bắt đầu tiến hành các cuộc không kích tại Syria dưới chiêu bài thay mặt chính phủ Syria tấn công IS. Tuy nhiên, Moskva bị cáo buộc đă tập trung vào các lực lượng phiến quân chống al-Assad ở khu vực phía Tây và miền trung Syria hơn là những mục tiêu của tổ chức khủng bố IS.
Theo phân tích của các chuyên gia, động thái này của Nga phù hợp với kế hoạch của Assad, đó là để mặc IS hoành hành và buộc cộng đồng quốc tế phải quyết định lựa chọn giữa chế độ của tổng thống Syria và các chiến binh thánh chiến.
Ông Assad bị cáo buộc có dính dáng trực tiếp đến IS. (Ảnh: ABC News)
Tháng 5 vừa qua, Telegraph từng đưa tin về việc chế độ Syria do Nga hậu thuẫn không chỉ có mối quan hệ dầu mỏ với IS mà ông Assad c̣n là người trực tiếp kiểm soát các mối quan hệ này.
“Những mỏ dầu và khí đốt trong tay IS được cho là bị điều khiển bởi nhân sự thuộc biên chế của Bộ dầu khí của chế độ. Sau đó dầu mỏ được bán cho ông Assad, người sẽ phân phối nó trong những khu vực ông nắm quyền kiểm soát với mức giá tương đối thấp, giúp ông giành được ḷng trung thành của người dân địa phương” – Telegraph viết.
Cũng trong tháng đó Bộ Tài chính Mỹ đă ra lệnh trừng phạt ngân hàng Tempbank có trụ sở tại Moskva. Cơ quan này cũng đồng thời trừng phạt MikhailGagloev, một trong những giám đốc điều hành cao cấp của ngân hàng v́ đă hỗ trợ vật chất và dịch vụ cho chính phủ Syria, bao gồm Ngân hàng trung ương Syria và SYTROL – công ty dầu quốc gia Syria.
Và tuần trước, Bộ Tài chính tiếp tục xử phạt doanh nhân Nga gốc Syria - George Haswani v́ công ty Hesco Engineering and Construction Co.,của ông đă đại diện cho chế độ al-Assad mua dầu của IS.
Cũng nằm trong danh sách trừng phạt c̣n có Kirsan Ilyumzhinov – cựu tổng thống nước cộng ḥa tự trị Nga Kalmykia v́ t́nh nghi giúp Ngân hàng trung ương Syria tránh các lệnh trừng phạt quốc tế. Trước những lệnh trừng phạt trên của Hoa Kỳ, Moskva đă thẳng thừng tuyên bố rằng Washington nên ngừng chơi “tṛ địa chính trị”.