Thông qua một cuộc khảo sát mạng xă hội Twitter, con số thống kê cho thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng tin rằng chính quyền của họ có dính líu tới hoạt động buôn bán dầu với IS.
Quan hệ giữa hai nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn biến vô cùng phức tạp và căng thẳng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay Su-24 của Nga. Vụ việc này khiến Nga vô cùng tức giận, Nga đă trừng phạt đồng thời tô Thổ Nhĩ Kỳ làm ăn phi pháp với IS và các nhóm khủng bố khác.
Trong bối cảnh này, chuyên gia b́nh luận quốc tế Abdurrahman Dilipak của báo Akyt Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là người nổi tiếng gần gũi với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đă lập một mục khảo sát với nội dung "Ai đă mua dầu thô của IS?", trên trang Twitter cá nhân vào ngày 02-12.
Chuyên mục khảo sát của ông Dilipak đề xuất với cư dân Twitter 3 phương án lựa chọn, thứ nhất là "Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Erdogan", phương án 2 là "Nước Nga của ông Putin" và phương án cuối cùng được đưa ra thuộc về "Syria của Tổng thống al-Assad".
Chuyên mục này đă thể hiện sự hấp dẫn cực điểm khi chỉ trong ṿng một giờ, đă có gần 18.000 người tham gia trả lời câu hỏi. Kết quả khảo sát đă thể hiện rơ ràng sự nghi ngờ của dân chúng nước này về tính minh bạch của chính quyền Ankara, cụ thể là Tổng thống Erdogan.
Hai đáp án cuối được b́nh chọn với tỷ lệ 12% và 10%, c̣n lại 78% người dùng Twitter khẳng định, chính Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Erdogan là nước đă mua dầu lậu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, gián tiếp cung cấp tài chính cho IS chiêu mộ binh lính và mua sắm vũ khí.
Là một người thân cận với chính quyền Ankara và đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ là Đảng Công lư và Phát triển (AKP) của Tổng thống Erdogan, kết quả này hẳn khiến ông Dilipak không hài ḷng, nên nhà báo này đă quyết định xóa bỏ mục khảo sát.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ đă kịp chụp ảnh màn h́nh trang Twitter của Dilipak và tái công bố kết quả thăm ḍ dư luận này trên trang của cơ quan ngoại giao với b́nh luận: "Cuộc khảo sát hết sức thú vị! Kết quả thu được chỉ trong 1 giờ…".
Cuộc thăm ḍ ư kiến đă trở thành cơ sở để cư dân mạng Thổ Nhĩ Kỳ dèm pha và b́nh luận. Nhiều người cho rằng, đây là kết quả phản ánh sự thật mà bây lâu nay đảng cầm quyền và bản thân ông Erdogan vẫn đang che dấu, c̣n dân chúng nước này không dám thể hiện quan điểm công khai.
Sau khi thấy kết quả bất lợi, đầu tiên, chính quyền Ankara và bản thân ông Dilipak cáo buộc Nga đă “phá hoại cuộc thăm ḍ”, nên nhà báo này đă phải đóng Twitter.
Tuy nhiên, ông này đă mở lại tài khoản mạng xă hội sau đó 1 ngày và thanh minh rằng, chính đảng cầm quyền đă "không cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân về những thắc mắc trong vấn đề mua dầu của IS", khiến dân chúng nước này “hiểu lầm” chính phủ.
VietBF© Sưu tập