Vụ đánh bom tại tàu điện ngầm ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra vào tối hôm ngày 1/12 (theo giờ địa phương). Theo thông tin được đưa, đến thời điểm hiện tại có 5 người bị thương và 1 người tử vong. Cùng đọc để biết thêm thông tin chi tiết
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa khu vực phát nổ gần ga tàu điện ngầm ở quận Bayrampasa, Istanbul
Vụ nổ xảy ra đúng vào giờ cao điểm (khoảng 17 giờ 15 phút theo giờ địa phương) đă gây ra t́nh trạng hoảng loạn và lo ngại an ninh cao độ tại một trong những thành phố lớn nhất của châu Âu này. Hệ thống tàu điện ngầm của Istanbul phải ngừng hoạt động sau đó.
Đài truyền h́nh Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đă phát tin nói rằng 1 người đă thiệt mạng trong vụ nổ, nhưng quận trưởng Bayrampasa, ông Atilla Aydiner đă khẳng định chỉ có 5 người bị thương.
Trong khi cảnh sát Istanbul cho hay vẫn chưa rơ nguyên nhân vụ nổ th́ quận trưởng Bayrampasa đă cho hay đây là một vụ nổ bom và quả bom ống đă được kích nổ vào đúng giờ cao điểm gần ga tàu điện ngầm.
Một nhân chứng của vụ nổ, ông Onur Dugenci cho hay, khi ông đang di chuyển gần nhà ga th́ nghe thấy “một tiếng nổ rất lớn”. “Sau đó, gia đ́nh và bạn bè gọi điện cho tôi từ nhiều điểm khác của thành phố. Họ nói cũng nghe thấy tiếng nổ lớn”. . “Không có lửa. Nhưng sức ép từ vụ nổ lớn tới mức cửa kính của một số xe hơi bị vỡ”.
Xin nói thêm là mặc dù hệ thống tàu điện ngầm của Istanbul là phần lớn chạy dưới ḷng đất, nhưng nó vẫn chạy trên mặt đất ở một số nơi, trong đó có khu vực quận Bayrampasa – một khu dân cư và công nghiệp ở phía châu Âu của Istanbul.
Vụ nổ tối hôm 1/12 được Reuters ghi nhận là nhỏ hơn nhiều so với vụ đánh bom kép đẫm máu xảy ra gần 2 tháng trước đó ở ngay thủ đô Ankara.
Hôm 10/10, cuộc tấn công diễn ra bên ngoài ga tàu chính ở Ankara khiến 102 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương. Sự việc xảy ra khi hàng trăm người tụ tập để chuẩn bị biểu t́nh phản đối xung đột giữa chính quyền và lực lượng người Kurd. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ gọi đây là một vụ “tấn công khủng bố”.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, đă tiến hành các cuộc không kích chống lại quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở nước láng giềng Syria như là một phần của liên minh chiến đấu với phong trào thánh chiến do Mỹ cầm đầu.
Ankara cũng phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ Đảng Công nhận người Kurd (PKK) và Cánh cực tả Mặt trận Cách mạng Giải phóng Dân tộc (DHKP-C).Các chiến binh của PKK thường tấn công vào cảnh sát và an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông – nơi sinh sống chủ yếu của người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, DHKP-C bị Mỹ và Ankara coi là một tổ chức khủng bố, vốn đă lên tiếng xác nhận một trong những thành viên của tổ chức này đă tham gia vào một cuộc tấn công vào lănh sự quán Mỹ hồi tháng 8/2015.
VietBF©Sưu Tầm