Đối với những rắc rối và những khó khăn lo toan thường ngày các bậc cha mẹ khô thể tránh khỏi những lúc bị rơi vào t́nh trạng hoảng loạn hoặc stress. Chắc chắn rằng bạn đều có thể hiểu được cảm giác đó thực sự khó chịu tới mức nào, và với trẻ cũng không là ngoại lệ, hăy đừng để trẻ rơi vào t́nh trạng sốc về mặt tâm lí.
Nguyên nhân thường gặp
- Trước tiên, đó là những mâu thuẫn xảy ra trong gia đ́nh giữa bố mẹ, ông bà, người thân khi có sự bất đồng với nhau. Mâu thuẫn nặng nề mà bé có thể phải chứng kiến và rất sợ hăi như cảnh căi cọ, la hét, đánh đập… Cũng có thể trong gia đ́nh, có ai đó chẳng may bị bệnh tật nặng hoặc có người thân bị mất…
- Những sự thay đổi lớn như chuyển đến nơi ở mới mà bé không thích, phải đi học nhà trẻ mẫu giáo, phải vào lớp 1, mẹ sinh em bé…
- Bị ngược đăi, đánh đập, bị đe dọa, bỏ mặc…
- Bé chứng kiến cảnh tai nạn thương tích, bản thân bé bị chịu đựng những tai nạn hoặc thảm họa như tai nạn giao thông, cháy nhà, băo lụt, sấm sét…
Những sang chấn tâm lư nêu trên có thể xảy ra cấp tính hoặc trường diễn và đều có thể gây cho bé bị sốc. Đối với những bé khác nhau th́ nguyên nhân gây sốc cũng khác nhau.
Chẳng hạn như bắt đầu vào lớp 1, hầu hết các bé đều thích nghi được. Nhưng đối với một số bé, đó lại là sang chấn tâm lư. Nó phụ thuộc vào ngưỡng chịu đựng của từng bé và cách mà chúng ta chuẩn bị cho bé đón nhận những thử thách này như thế nào.
Khi bị sốc về tâm lư, bé cảm thấy mất đi sự an toàn, đe dọa đến sự sinh tồn, mất đi t́nh yêu thương, sự tin cậy nên thường khiến cho bé hoảng sợ, bối rối, không biết phải làm thế nào để thoát khỏi t́nh trạng đó.
Những biểu hiện
Khi bị sang chấn về tâm lư, bé thường có những thay đổi về sức khỏe thể chất và tâm lư như: không ăn hoặc kém ăn, ít ngủ, ngủ hay giật ḿnh hoảng sợ, tái hiện cảnh tượng gây sốc trong những giấc mơ, thu ḿnh không chơi với ai, ít nói, kêu khóc, luôn bám chặt lấy người thân, nét mặt hoảng sợ, một số khác lại trở nên ĺ lợm, bướng bỉnh, chống đối hoặc cáu gắt.
Nhiều bé có những triệu chứng của cơ thể như kêu đau đầu, đau bụng, mặt tái, tim đập nhanh, khó thở… Trẻ không muốn làm ǵ, thẫn thờ, không chịu chơi, trốn tránh không muốn đi học, không muốn tiếp xúc với ai…
Giúp con thế nào?
Để giúp bé vượt qua được sự khủng hoảng tâm lư này, trước hết, cha mẹ cần t́m ra được nguyên nhân gây sốc của con nếu có thể.
Bằng nhiều cách khác nhau như gần gũi, an ủi, vuốt ve âu yếm, hỏi để bé nói ra nỗi sợ hăi của ḿnh…, bạn cần làm cho bé b́nh tĩnh lại.
Sau đó, giải thích cho bé hiểu điều ǵ đă xảy ra, tập cho bé làm quen dần với những thay đổi mới và hướng dẫn từng bước cho con biết cần phải làm ǵ. Luôn động viên và làm cho bé hiểu rằng, bố mẹ luôn yêu thương quan tâm, luôn ở bên cạnh để con cảm thấy an ḷng và tin cậy.
Bên cạnh đó, bạn cần chăm sóc bé sinh hoạt, ăn ngủ ổn định, cho bé vui chơi với bạn bè, tham gia các công việc thường ngày để bé luôn thích nghi và ḥa nhập.
vbf @ sưu tầm