Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga hôm 24/11, nước này bị Nga ép đủ đường mà chưa có cách ǵ trả đũa được. Hôm 29-11, Thổ Nhĩ Kỳ đă có cách làm cho Nga phải tức giận. Đó là nước này đă gây khó cho nhiều tàu thuyền treo cờ Nga phải chờ đợi hàng giờ để được cho phép vượt qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát cũng như phải đi ḷng ṿng từ biển Đen tới biển Marmara qua eo biển này.
Trung tâm Chiến lược Giao thông vận tải (CTS), trụ sở Kiev – Ukraine, vừa dẫn số liệu thống kê của trang web theo dơi tàu thuyền trực tuyến atmarinetraffic.com cho biết tàu thuyền mang cờ Nga hiện phải đối mặt với nhiều thách thức khi đi ngang qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Cụ thể, ngày 29-11, nhiều tàu thuyền cắm cờ Nga phải chọn đi đường ṿng qua eo biển này trên hải tŕnh từ biển Đen tới biển Marmara. Không những vậy, họ c̣n phải chờ đợi hàng giờ để đợi phía Thổ Nhĩ Kỳ “thông quan”, trong khi tàu thuyền các nước khác được cấp phép một cách nhanh chóng, không chậm trễ.
Kết quả, các tàu thuyền Nga ngày hôm đó đi vào eo biển Bosphorus muộn hơn so với mọi ngày, tức là đến tối mới được đặt chân vào eo biển.
Thổ Nhĩ Kỳ "trút giận" vào tàu Nga qua eo biển Bosphorus
Tàu thuyền Nga phải đi zích-zắc qua các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29-11. Ảnh: Charter97
Đây được xem là “đ̣n trả đũa” đầu tiên của Ankara sau vụ Moscow tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống lại nước này v́ vụ bắn hạ chiếc máy bay ném bom Su-24 gần biên giới Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngoài việc đưa ra lệnh cấm các sản phẩm nông nghiệp c̣n đ́nh chỉ chế độ miễn thị thực đối với Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ ngày 1-1-2016.
Theo nhận định của tờ Israel National News, nếu ông Putin tiếp tục muốn leo thang căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đóng cửa hai eo biển Bosphorus và Dardenelles dựa trên quy định của Công ước Montreux thiết lập năm 1936.
Tờ báo này cho biết trong trường hợp Ankara cảm thấy bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh do Moscow phát động, họ có thể lập tức đóng cửa các eo biển trên theo Điều 21 của Công ước Montreux để ngăn chặn tàu hải quân Nga qua khu vực này, kéo theo việc làm tê liệt chi viện của Nga tới Syria bằng đường thủy.
Sau đó, nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chống lại việc đóng cửa eo biển và được 2/3 thành viên ủng hộ, các eo biển sẽ được mở cửa trở lại.
Tàu hải quân Nga qua eo biển Dardenelles hôm 30-11. Ảnh: AA
Cựu chỉ huy Ham đội Biển Đen của Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko hồi tuần trước nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể phong tỏa eo biển Bosphorus và Dardanelles đối với các tàu Nga đang đảm bảo hoạt động cho nhóm Không lực Nga tại Syria. Ông khẳng định rằng ngay cả trong thời Thế chiến II, bất chấp sức ép từ phía Đức, Thổ Nhĩ Kỳ đă tuân thủ qui chế trung lập, không đóng eo biển Bosporus và Dardanelles, v́ vậy bây giờ càng chẳng có cơ sở nào để đóng cửa các eo biển này.
Trong một diễn biến liên quan, tàu hậu cần Yauda của Hải quân Nga hôm 30-11 đă chạm mặt một tàu ngầm và một tàu bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đi qua eo biển Dardanelles về phía biển Marmara. Con tàu dài 133 m này xuất phát từ biển Aegean và có giây phút “chạm mặt căng thẳng” với tàu Thổ Nhĩ Kỳ gần thị trấn Eceabat, tỉnh Çanakkale nhưng không có sự cố nào được ghi nhận.
therealrtz © VietBF