Trung Quốc đang có thể có kế hoạch cùng bắt tay với Mỹ để chống IS. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được lên kế hoạch hay khẳng định ǵ. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Ba thập kỷ đă trôi qua, trong khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc và có nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ, đất nước này vẫn loay hoay để t́m kiếm một vị thế chính trị trên thế giới để tương xứng với danh hiệu là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của ḿnh.
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc đang triển khai tại Urumqi. (ảnh: Reuters).
Với chính sách sách đối ngoại chủ yếu là các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng hợp tác thương mại và đầu tư, Trung Quốc đă tạo dựng được một vị trí nhất định trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, điều này vẫn c̣n chưa đủ, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần thể hiện một vai tṛ to lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu, nhất là trong thời điểm hiện tại, khi chủ nghĩa khủng bố đă lan rộng khắp châu Âu, châu Phi, Trung Đông và thậm chí là châu Á.
Không thể làm ngơ
Đầu tháng này, công dân Trung Quốc Fan Jinghui, 50 tuổi bị tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt cóc và hành quyết dă man.
Ngày 19/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă lên tiếng xác nhận vụ việc này đồng thời cho biết, chính phủ nước này phản đối mạnh mẽ hành vi tàn ác, phi nhân tính của tổ chức khủng bố IS và sẽ đưa những kẻ sát nhân ra trước công lư.
Con tin bên phải được cho là Fan Jinghui, một nhân viên tư vấn người Bắc Kinh. (Ảnh AP).
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cam kết, sẽ tăng cường hợp tác chống khủng bố với cộng đồng quốc tế và duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trên thế giới.
Tiếp đó, ngày 20/11, vụ tấn công khủng bố tại một khách sạn ở thủ đô Bamako, Mali đă khiến 3 công dân Trung Quốc thiệt mạng. Chủ tịch Tập Cận B́nh đă lên án vụ tấn công này và ủng hộ những nỗ lực chống khủng bố của Bamako.
"Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế để kiên quyết chống lại các hoạt động khủng bố bạo lực, cướp đi những sinh mạng vô tội và duy tŕ hoà b́nh, ổn định thế giới", CCTV dẫn lời ông Tập nói.
Trong vụ việc tại Bamako, rơ ràng Trung Quốc không c̣n có thể dùng tiền chuộc hay bất cứ phương thức giao dịch nào khác để đổi lấy sự an toàn cho công dân của ḿnh.
“Trung Quốc cũng là một nạn nhân của khủng bố”, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 15/11.
Cũng tại Hội nghị này, ông Vương Nghị đồng thời kêu gọi xây dựng “một chiến tuyến thống nhất để chống lại chủ nghĩa khủng bố”, trong đó không nên tồn tại “tiêu chuẩn kép”.
Tiến thoái lưỡng nan
Trung Quốc đang chịu sức ép lớn trước dư luận khi nhiều người cho rằng nước này chỉ tuyên bố mà không có bất cứ một động thái cụ thể nào trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.
Tờ Wall Street Journal nhận định, trong khi Pháp đă tuyên bố “chiến tranh” với IS, Mỹ và Nga tăng cường không kích đầu năo của tổ chức này ở Syria, th́ Bắc Kinh chỉ bày tỏ “sự phản đối kịch liệt” trước các vụ khủng bố.
Thậm chí, một tài khoản trên mạng xă hội ở Trung Quốc đă thất vọng viết rằng: “Liệu họ (chính quyền Bắc Kinh) c̣n có thể làm thêm được điều ǵ nữa?”.
Bên cạnh đó, theo AP, có nhiều cư dân mạng Trung Quốc đă để xuất rằng Trung Quốc nên cử không quân, lực lượng đặc nhiệm đánh IS, thể hiện vai tṛ, trách nhiệm của một nước lớn trước quốc tế.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (ảnh: AFP).
Ngày 23/11, trước t́nh thế cấp bách và sức ép dư luận, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, trong t́nh h́nh mới như hiện nay, Trung Quốc có thể sẽ có những đề xuất mới nhằm đảm bảo an toàn cho công dân và tổ chức Trung Quốc ở nước ngoài.
Lời tuyên bố này của Trung Quốc khiến một số tờ báo của phương Tây phỏng đoán, phải chăng Bắc Kinh chuẩn bị xuất quân đánh IS?
Được biết, hiện có khoảng 5 triệu công dân Trung Quốc đang sống và làm việc ở nước ngoài. Bảo vệ công dân là trách nhiệm phải có của một quốc gia, thế nhưng, chính sách bấy lâu nay của Trung Quốc là “không can thiệp” vào công việc của các nước khác.
Nếu xuất quân đánh IS th́ điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ thay đổi chính sách truyền thống của ḿnh. Giữa “trách nhiệm” và “nguyên tắc cốt lơi” có thể đẩy Bắc Kinh rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Song theo một số chuyên gia, dù muốn hay không, khó có chuyện Trung Quốc sẽ mở một chiến dịch không kích IS bởi Trung Quốc thiếu khả năng để thực hiện được điều này.
Đóng góp của Trung Quốc vào công tác ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hơp Quốc từ trước đến nay chủ yếu là công tác hậu cần và hỗ trợ. Hơn thế nữa, Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, và luôn thận trọng với các liên minh quân sự, bởi thế ngay trước mắt, Trung Quốc sẽ không xuất quân đánh IS.
Cần thêm thời gian
Trong diễn biến mới nhất, ngày 26/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường hợp tác với châu Phi chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan sau vụ tấn công của các tay súng Hồi giáo ở Mali hồi tuần rồi, khiến 19 người chết.
“Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự hợp tác với châu Phi, tăng cường hợp tác song phương trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương nói, song không công bố chi tiết.
Ông Vương nói thêm, việc viện trợ của Trung Quốc đối với châu Phi không gắn với bất kỳ điều khoản nào liên quan đến chính trị.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh AP).
Bên cạnh đó, ngày 24/11, Reuters đă dẫn lời một quan chức cao cấp Trung Quốc cho biết nước này dự kiến sẽ công bố những đợt viện trợ mới cho châu Phi khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đến thăm Zimbabwe và Nam Phi vào tháng tới.
Diễn biến mới nhất khiến nhiều người có nhận định, Trung Quốc đang dần có những bước đi tích cực hơn chứ không chỉ là “tuyên bố suông”. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều người vẫn tiếp tục hoài nghi: Liệu hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc với châu Phi sẽ đi được đến đâu? Việc hợp tác này sẽ không bao gồm cả “mục đích chính trị” như Trung Quốc đă tuyên bố?
Tất cả những hoài nghi trên vẫn đang để ngỏ câu trả lời. Có lẽ, vẫn cần thêm thời gian, để Trung Quốc chứng minh được những lời cam kết của ḿnh trong việc nỗ lực đóng góp vào “cuộc chiến chống khủng bố” toàn cầu./.
- Không song trùng về lợi ích khiến cho việc hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên xa vời.