Chuyên gia được phía Philippines mời ra Ṭa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague với tư cách nhân chứng trong vụ kiện trọng tài giữa nước này và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông ngày 27/11 nói rằng hoạt động cải tạo đất và các hoạt động đánh bắt của Bắc Kinh đă gây tổn hại “gần mức thảm họa” tới hệ sinh thái khu vực.
Tờ Philstar dẫn lời bà Abigail Valte - Phó Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines – cho hay, trong ngày thứ 3 của phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện, nhóm pháp lư của Philippines đă mời giáo sư sinh học Kent Carpenter từ trường Đại học Hawaii tŕnh bày các phân tích độc lập của ông với tư cách nhân chứng. “Ông Carpenter kết luận rằng các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đă gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường ở Biển Đông và thiệt hại tới hệ sinh thái san hô là ở mức gần thảm họa” – bà Valte cho biết.
Chuyên gia luật quốc tế Alan Boyle từ trường Luật Edinburgh nhất trí với các phát hiện của ông Carpenter, đồng thời chỉ ra rằng các hoạt động “có hại” của Trung Quốc như kích ḿn, đánh cá bằng cyanide, đánh bắt ngao biển, rùa biển và các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác là vi phạm nghĩa vụ của nước này theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển.
Ông Boyle cũng cho rằng hành vi của Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng với môi trường ở Biển Đông và các nước láng giềng nếu không được kiểm soát. Bên cạnh đó, ông này cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Trung Quốc trong việc không ngăn chặn ngư dân và tàu thuyền của ḿnh tham gia các hoạt động đánh bắt trái phép.
Trong khi đó, nhà địa chính trị học Clive Schofield từ trường Đại học Wollongong tŕnh bày các nghiên cứu của ông đối với 47 thực thể mà ṭa yêu cầu về việc các thực thể mà Trung Quốc đă đ̣i hỏi chủ quyền là đảo, băi cạn lúc ch́m lúc nổi hay băi ngầm để xác định những thực thể này có được hưởng quy chế Vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS hay không.
Cũng tại phiên tranh tụng, Giáo sư trường Luật Miami Bernard Oxman – cũng là một luật sư của Philippines - tố Trung Quốc làm trầm trọng hơn và mở rộng hơn tranh chấp đang chờ được giải quyết với việc cố ư ngăn chặn tàu thuyền của nước khác tiếp cận khu vực có tranh chấp và các vùng biển xung quanh. Ông Boyle th́ dẫn hàng loạt các vụ suưt va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines tại khu vực băi cạn Scarborough hồi tháng 4 và tháng 5/2012 để nói rằng Trung Quốc đă cố ư coi thường luật pháp quốc tế về an toàn của các tàu biển.
Các thông tin trên được đưa ra trong ngày cuối cùng của ṿng tŕnh bày đầu tiên về các luận cứ của Philippines. Phái đoàn của nước này sẽ trở lại Ṭa vào ngày 30/11 tới để tiếp tục ṿng tŕnh bày thứ 2. Trước đó, trong ngày đầu tiên của phiên điều trần, nhóm pháp lư của Philippines đă tập trung tŕnh bày các bằng chứng để chứng minh các tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc được thể hiện trong đường 9 đoạn là không có cơ sở theo các điều khoản của UNCLOS.
Trong ngày thứ 2 của phiên điều trần, nhóm pháp lư của Philippines tiếp tục tŕnh bày các bằng chứng chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là “vô vọng và không thể bảo vệ được”, đồng thời chỉ ra các vi phạm “rơ ràng và liên tục” của Bắc Kinh ở vùng biển này, bao gồm hoạt động cải tạo, xây dựng đảo trái phép, phá hoại môi trường biển, ngăn cản hoạt động của các nước khác…
VietBF© Sưu tập