Vấn đề cai nghiện và bỏ thuốc lá là 1 điều thực sự quan trong và cần thiết vì sự nguy hại sức khỏe không chỉ đối với người hút mà còn cả đối với người hít phải khói thuốc. Thế nhưng dù biết là có hại, hưng những người hút thuốc lại vẫn tiếp tục và không bỏ thói quen tai hại này.
Hỏi:
Thưa bác sỹ, vì sao tình trạng hút thuốc hiện nay của những người nghiện thuốc đang ngày càng gia tăng về số lượng dù họ biết có hại nhưng vẫn hút? Hiện cháu đang là học sinh và muốn biết chúng cháu cần làm gì để phòng chống thuốc lá?
Phạm Thị Hương (16 tuổi, Bắc Giang)
Trả lời:
Rất cám ơn câu hỏi của cháu. Đây là câu hỏi rất có trách nhiệm và tâm huyết.Chính xác là những người hút thuốc lá vẫn tiếp tục hút mặc dù đa số họ đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe. Thậm chí những người đã bị tác hại do hút thuốc lá (ung thư phổi, ung thư thanh quản...) vẫn tiếp tục hút.
Lý giải cho mâu thuẫn này nằm ở chỗ nghiện thuốc lá không chỉ là thói quen mà còn là bệnh nghiện nữa. Mã số phân loại bệnh tật quốc tế phân loại nghiện thuốc lá là F.17, cùng nhóm với nghiện ma túy, nghiện rượu, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, lo âu... Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện là mặc dù biết có hại nhưng vẫn tiếp tục làm.
Do đó, đối với nghiện thuốc lá, biện pháp ngăn cấm, xử phạt là chưa đủ. Nếu nghiện thuốc lá đã được xếp vào nhóm bệnh tâm thần thì cần phải được khám BS và điều trị cụ thể. Hiện nay đã có các thuốc có hiệu quả điều trị được bệnh nghiện thuốc lá như: Nicotin thay thế, bupropion uống, varenicline uống.
Bộ Y tế, Bộ GTVT đang phối hợp chặt chẽ với Cục Y tế GTVT triển khai việc phòng, chống tác hại thuốc lá trong các trường học. Do đó, bản thân mỗi học sinh cần phải hiểu rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, những quy định về cấm hút thuốc lá trong trường học và cùng nhắc nhở nhau để thực hiện nghiêm các quy định này.
vietbf @ sưu tầm