Chảo lửa Syria đang ngày càng nóng lên, nhưng riêng Trung Quốc dường như đang né. Chính quyền nước này đang lo bành trướng và xâm lược những nước láng giềng. Điều này liệu có xứng đáng một cường quốc? Chúng ta hăy xem các nước lớn trong nỗ lực xóa sổ IS thế nào.
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 23-11 thông báo ngân sách quốc pḥng của Anh trong thập kỷ tới được bổ sung 12 tỉ bảng (tương đương 18 tỉ USD), lên tới mức 178 tỉ bảng, nhằm tăng cường khả năng đối phó với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hai lữ đoàn tấn công phản ứng nhanh quy tụ tổng cộng 10.000 binh sĩ tinh nhuệ sẽ ra đời từ nguồn ngân sách bổ sung này với nhiệm vụ ưu tiên là giải quyết các đe dọa trong nước và chống khủng bố.
Cùng ngày, ông Cameron đến Paris để thảo luận với Tổng thống Pháp Francois Hollande về kế hoạch hợp tác chống IS sau vụ khủng bố chấn động hôm 13-11. Tại Điện Élysée, ông Cameron tuyên bố cho Pháp sử dụng căn cứ không quân Akrotiri của quân đội Hoàng gia Anh (RAF) ở Cyprus để không kích IS. Đồng thời, Thủ tướng Anh thông báo quyết tâm thuyết phục quốc hội cho mở rộng chiến dịch không kích chống IS từ Iraq sang trung tâm đầu năo của chúng ở Syria. Trong khi đó, ông Hollande tuyên bố sẽ tăng cường không kích và chọn những mục tiêu nhằm gây thiệt hại tối đa cho IS. Chiến đấu cơ trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp không lâu sau đó đă tiến hành các đợt không kích IS đầu tiên.
Cảnh sát đặc nhiệm Bỉ trong chiến dịch bố ráp tại vùng ngoại ô Molenbeek, Brussels đêm 22-11 Ảnh: REUTERS
Đài RT hôm 23-11 cho biết các cuộc không kích của Nga đă hủy hoại 1.000 xe chở dầu của IS. Ngoài ra, không lực Nga đă nhắm trúng 472 mục tiêu của nhóm khủng bố này trong 2 ngày qua. Trang tin Express (Anh) dẫn lời nhà báo Mohammad Ali al-Hakim của hăng thông tấn Iraq al-Nakhil nói rằng IS chỉ c̣n 34 căn cứ sau những đợt không kích dồn dập của Nga.
Theo trang tin Bloomberg, những biến động gần đây ở Syria đă gây sức ép khiến Trung Quốc khó có thể tiếp tục né chảo lửa nguy hiểm này và phải tích cực hơn trong nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài hơn 4 năm qua. Việc công dân đầu tiên của Trung Quốc bị IS giết hồi tuần trước cho thấy nước này không nằm ngoài tầm với của tổ chức khủng bố khét tiếng. Thêm vào đó, chiến dịch không kích ngày càng quyết liệt của Moscow khiến Bắc Kinh lạc lơng trong lập trường phản đối can thiệp quân sự vào Syria. GS Michael Clarke, Trường ĐH Quốc gia Úc, cho rằng những diễn biến nói trên sẽ đẩy Trung Quốc sâu hơn vào cuộc khủng hoảng ở Syria cho dù nước này có muốn hay không.
Trong khi đó, thủ đô Brussels - Bỉ vẫn đang trong t́nh trạng báo động khủng bố cao nhất giữa lúc cảnh sát tiếp tục săn t́m nghi phạm chủ chốt của vụ khủng bố ở Paris - Salah Abdeslam. Các công tố viên Bỉ ngày 23-11 xác nhận nghi phạm đang bị truy lùng khắp châu Âu này không nằm trong số 21 người bị tạm giữ trong các cuộc đột kích rầm rộ suốt đêm trước đó trên cả nước. Đồng thời, công tố viên Bỉ cũng khẳng định nghi phạm 26 tuổi này không ở trong chiếc xe được cho là đă đưa hắn vượt ṿng vây cảnh sát trong cuộc bố ráp và tiến về biên giới Đức.
Therealtz © VietBF