Dưới những áp lực công việc nặng nề và những lo toan cho cuộc sống mưu sinh dễ khiến con người luôn trong trạng thái thần kinh căng thẳng và luôn sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào. Hãy thử những cách sau đây và chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn và bớt căng thẳng để có thể tiếp tục làm việc minh mẫn.
1. Rèn sự tập trung
Trí tưởng tượng giúp cho sự tập trung trở lại và ngay lập tức tạo ra một phản ứng thư giãn. Chỉ cần đơn giản tạo ra sự thoải mái, yên lặng và tự hình dung một khung cảnh yên bình mà bạn muốn: bạn đang ở một bãi biển thơ mộng, một nơi nghỉ mát trong mơ, trong vòng tay của những người nổi tiếng mà bạn hâm mộ, cười đùa với con cái, tận hưởng nội thất ấm cúng của ngôi nhà mới.
2. Nghe nhạc
Bất kỳ loại nhạc nào hay nghe bất cứ nơi đâu: trong nhà, nhà bếp, trong xe hơi, ở công sở ; âm nhạc làm nhịp tim chậm lại, hạ huyết áp và giảm stress. Tất nhiên bạn có thể hát hoặc chơi đàn…
3. Cười
Tiếng cười không hoàn toàn giống như thư giãn. Cười là một cảm xúc giúp tạo ra năng lượng tích cực. Nó giúp chúng ta quên đi và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể luyện tập cười hàng ngày, nếu không thì hãy xem các vở hài kịch và video hài hước ở trên mạng. Nụ cười có tính lây lan vì thế hãy cười cùng người thân trong gia đình hay bạn bè của bạn.
4. Tắt máy vi tính và điện thoại di động
Dừng việc sử dụng các thiết bị đó ít nhất vài lần trong ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng những email bất ngờ ập đến có thể gia tăng stress, làm tâm trạng xuống dốc và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là những tin nhắn kinh doanh. Ngoài ra, việc liên tục bị làm phiền bởi điện thoại có thể gây ra tác dụng tiêu cực chứ không giúp bình tâm như người ta vẫn nghĩ.
Tắt các ứng dụng điện thoại nếu không cần thiết cũng như tắt chuông, bao gồm cả tiếng "beep" thông báo có thư điện tử hay tin nhắn SMS gửi đến.
5. Tập cách hít thở sâu
Những bài tập thở sâu sẽ giúp chúng ta thư giãn hơn vì tăng thêm lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.
Trong trường hợp stress xảy ra đột ngột, hãy áp dụng cách hít vào sâu bằng bụng, nín thở trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ và hoàn toàn. Lặp lại bài tập này 3 lần liên tiếp nếu chưa thấy hiệu quả.
6. Hãy luôn lạc quan
Hãy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, lưu giữ lại những điều tốt đẹp thay vì những thứ không hài lòng. Bạn có thể thất bại trong việc làm bánh, nhưng hãy nghĩ sẽ thành công trong những lần sau. Có thể bị trễ xe buýt nhưng hãy coi đó là cơ hội để tập 1 vài bài thể dục.
Hãy nhớ về những sự kiện tốt đẹp hàng ngày, dù đó là những việc nhỏ nhất cũng rất quan trọng đối với bạn.
7. 10 phút đi bộ
Tất cả mọi người đều có thể dành 10 phút trong quỹ thời gian của mình cho việc đi bộ. 10 phút đi bộ không giống như việc nằm nghỉ trong khoảng thời gian đó. Lý tưởng nhất là chọn một không gian xanh, quan sát xung quanh và hãy để bạn bị cuốn hút bởi những sự việc xung quanh. Nó sẽ giúp bạn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
8. Tận hưởng cuộc sống
Không bị choáng ngợp trước những áp lực của công việc hàng ngày. Dành cho mình những khoảng thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm điều bạn thích dù là hoạt động xã hội hay tĩnh tại.
9. Làm những việc thủ công
Không có gì tốt hơn để đánh bay đi phiền muộn bằng việc làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Những công việc mang tính lặp đi lặp lại nhưng có tính sáng tạo, mang lại động lực và tạo sự thư giãn. May vá, điêu khắc, làm tem, chụp ảnh, vẽ tranh cũng như làm vườn sẽ giúp bạn chú tâm vào những việc trước mắt sẽ đem lại sự hài lòng và tránh được sự xao nhãng.
10. Tươi cười và tạo ra sự đồng cảm
Tươi cười và tán thành để cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tươi cười còn giúp tăng lòng tự trọng, góp phần loại bỏ stress, lo lắng và tâm trạng không tốt. Cũng như cười, tươi cười cũng có tính lây lan.
vietbf @ sưu tầm