Cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris của IS dường như là một mốc quan trọng. Sau thảm kịch này, có nhiều thay đổi trên toàn thế giới. Thế lực của khủng bố đang đe dọa toàn cầu. Tổng thống Nga Putin đă thấy không c̣n cần đến Tổng thống Syria Assad.
Chỉ sau vụ khủng bố một vài giờ, các nhà ngoại giao những nước tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Trung Đông đă tập trung tại Vienna. Cuộc họp này đă được lên kế hoạch từ trước, nhưng những sự kiện bi thảm xảy ra đă ảnh hưởng đến quyết định của nó.
Những quan chức các nước tham gia cuộc họp đă ủng hộ việc đưa Iran vào "định dạng Vienna", theo đề xuất của Nga.
Họ đồng ư về sự cần thiết phải bắt đầu chuẩn bị đàm phán trong nội bộ Syria, giữa các lực lượng tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" IS, tức là giữa đại diện của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad và các phe “đối lập ôn ḥa”. Điều đó cũng tương ứng với đề xuất của Nga.
Cuối cùng, đă xác định thứ tự và thời gian chuyển đổi từ nội chiến sang tiến tŕnh chính trị, vẫn duy tŕ vai tṛ của Assad là người đứng đầu nhà nước, và sự thay đổi chính quyền trong nước phải được tổ chức thông qua biện pháp ḥa b́nh và hợp pháp - đây cũng là điều mà Nga nhấn mạnh.
Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc hôm 16-11 tại Antalya-Thổ Nhĩ Kỳ đă thảo luận chủ đề chính là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Ngay từ đầu hội nghị đă diễn ra trong bầu không khí mà những người tham gia bày tỏ sự quan tâm tới các hoạt động của Nga ở Syria và trên trường quốc tế.
Nga đă đạt sự đồng thuận về vấn đề Syria tại Hội nghị thượng đỉnh G20 2015
Điều này thể hiện trong một loạt cuộc gặp được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin với Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà lănh đạo khác.
Thảm kịch Paris buộc các chính trị gia hàng đầu của thế giới phương Tây phải thay đổi thế giới quan trong xem xét t́nh h́nh trên thế giới. Nó đă cho thấy rơ, hiện nay, thế lực nào đang là mối đe dọa đối với nền văn minh và cộng đồng quốc tế cần tập trung giải quyết những vấn đề ǵ.
Thảm kịch này và những hành động của Nga trong thời gian qua cũng đă khiến “gió xoay chiều” ngoạn mục. Từ việc bị cô lập trong các hội nghị quốc tế suốt hơn 1 năm qua, vị thế của Nga đă được nâng lên rơ rệt, tiếng nói của ông Putin đang dần trở thành chủ đạo trong các hội nghị quốc tế.
Nga kiên tŕ với giải pháp ḥa b́nh ở Syria
Bàn về vấn đề điều này có ư nghĩa như thế nào đối với nước Nga, nhà phân tích chính trị Nga Alexander Shumilin nhận định rằng, từ trước đến nay, trở ngại chính trong bất đồng giữa Nga và phương Tây vẫn là số phận của Bashar al-Assad và vai tṛ của ông ta trong cuộc xung đột Syria.
Theo trưởng ban biên tập tạp chí "Nước Nga trong các vấn đề toàn cầu" Fyodor Lukyanov cho biết, thật khó để h́nh dung rằng Moscow đă xây dựng được ở Syria các căn cứ hải quân và không quân có chỗ đứng vững chắc như vậy, mà lại dễ dàng từ bỏ chúng.
Không dễ để Nga rời bỏ các căn cứ quân sự đă lập được ở Syria (Ảnh: Quân cảng Tartus)
Đó là lư do giải thích tại sao Nga phải kiên tŕ với một giải pháp thỏa hiệp ở Syria. Điều rất quan trọng nhất đối với Moscow hiện nay là không cần ràng buộc cụ thể với Tổng thống al-Assad, mà là xây dựng quan hệ với chính quyền mới của Syria với triển vọng tương lai.
Giải pháp cho vấn đề này có thể là sẽ lập ra một cơ cấu chuyển tiếp thỏa hiệp Syria, có sự tham gia của lực lượng đối lập Syria và chính quyền Damascus, nhưng không cần thiết phải có sự tham gia của vị tổng thống này. Đây là một nét mới trong chính sách của Nga ở Syria.
Từ trước đến nay, trong khi Mỹ khăng khăng đ̣i ông Assad phải ra đi ngay lập tức th́ Nga cương quyết bảo vệ ông này nắm quyền ngay cả trong giai đoạn thành lập một chính quyền chuyển tiếp. Sinh mệnh chính trị của ông này chỉ được quyết định sau một cuộc bầu cử kế tiếp.
Tuy nhiên hiện nay, Nga đă chấp thuận sự lănh đạo của chính quyền Damascus trong cơ cấu này, nhưng trong đó không có vai tṛ lănh tụ của ông Assad. Điều này có nghĩa, Moscow không cần vai tṛ cá nhân của một Tổng thống để giành ảnh hưởng ở Syria, mà sẽ xây dựng quan hệ tốt với chính quyền kế nhiệm.
Therealtz © VietBF